Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có hồ sơ xin visa bảo vệ nhân đạo đông nhất ở Úc

Và cũng rất nhiều người thừa biết rằng việc nộp visa bảo vệ nhân đạo cũng chỉ để ‘mua thời gian’ ở lại Úc làm việc.

PROTECTION VISAS HEADER 16X9 V2.jpg

Protection visas are being seen as an attractive way to 'buy more time' to work in Australia, say migration experts. Credit: Jason Edwards/Getty Images

Xiao, một người đàn ông 34 tuổi đến từ Malaysia vào năm 2016 theo visa du lịch.

Sau khi visa du lịch hết hạn, anh ta đã ở lậu tại Úc thêm ba năm, và làm việc tại một trang trại hẻo lánh ở Victoria.

Năm 2019, sau khi hai đồng nghiệp bị nhân viên di trú bắt giữ vì ở quá hạn visa, Xiao cho biết người chủ lúc đó của anh đã khuyến khích anh nộp đơn xin visa bảo vệ nhân đạo để được cư trú hợp pháp.

“Chỉ cần nộp đơn, anh sẽ an toàn hơn”, anh nhớ lại lời khuyên của người chủ vào thời điểm đó.

Xiao sau đó đã trả tiền cho một đại diện di trú Úc để giúp anh ta "bịa ra lý do" để nộp đơn xin visa bảo vệ.

Đơn xin visa ban đầu của anh đã bị từ chối. Xiao sau đó đã nộp đơn kháng cáo, và lá đơn đó hiện là một trong số 40.683 hồ sơ tồn đọng tại Ủy ban Kháng cáo (AAT) tính đến cuối tháng 5.
13eb408009bc4b57921afe12d5f521cd copy.jpg
Arriving in Australia from Malaysia in 2016, Xiao* said he lodged a protection visa application in 2019 to make himself "safer". Source: SBS
Các chuyên gia di trú nói với đài SBS Chinese rằng những người xin tị nạn không đích thực thường nộp đơn xin visa bảo vệ nhân đạo để “mua thêm thời gian” ở lại Úc vì mục đích làm việc.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, những người này có thể “chỉ được làm việc trong bóng tối” và do đó dễ bị bóc lột và ngược đãi lao động.

Xiao cho biết anh được trả $13/giờ và đôi khi làm việc theo ca 13 giờ.

Anh sống cạnh trang trại nơi anh làm việc, trong một khu nhà nhỏ, loại nhà được dựng tạm có thể tháo dỡ, cùng với một người lao động khác trong suốt ba năm.

Ông Abul Rizvi, cựu phó thư ký của Bộ Di trú, tin rằng một số lao động nhập cư đã nộp đơn xin tị nạn bất hợp pháp vì "họ không có lựa chọn nào khác" và có thể không hiểu các yêu cầu của đơn xin tị nạn vì hồ sơ “toàn tiếng Anh".

Ông cho biết những yếu tố này đã tạo ra “một nhóm đông đảo và ngày càng tăng” những người ở Úc không có tiền tiết kiệm hoặc thậm chí không có tiền mua vé máy bay về nước nhưng cũng không thể lấy được thường trú.

“Họ bị mắc kẹt ở vùng đất không có người,” ông nói.
استرالیا یک نوع ویزای مخصوص کارگران کشاورزی عرضه خواهد کرد.
Xiao* worked on a farm for three years, earning $13 an hour (stock image). Source: AAP
Bắt đầu từ ngày 1 tháng 7, người giữ visa du lịch và người có visa tốt nghiệp tạm thời sẽ không thể nộp đơn xin visa sinh viên trong nước được nữa.

Các chuyên gia cho biết những thay đổi này có thể khiến có thêm nhiều người nộp đơn xin tị nạn bất hợp pháp, để có thể tiếp tục ở lại Úc làm việc.

Theo dữ liệu của Bộ Di trú, đã có 18.738 visa bảo vệ nhân đạo được cấp trong nước trong tài khóa 2022-23, tăng hơn 77% so với năm tài trước đó (10.564).

Các quốc gia dẫn đầu về số đơn xin tị nạn này là Ấn Độ (12,45%), Trung Quốc (8,5%), Việt Nam (6%), Indonesia (5,7%) và Malaysia (5,5%).
eng - Nicole (2).png
Ông Rizvi cho biết, “về phí nộp đơn, đơn xin tị nạn không tốn kém gì hơn so với đơn xin visa sinh viên”.

Trong khi đơn xin visa bảo vệ chỉ tốn 45 đô la, thì phí xin visa sinh viên quốc tế đã tăng hơn gấp đôi từ 710 đô la lên 1.600 đô la kể từ ngày 1 tháng 7.

Ngoài ra, khi số lượng hồ sơ tị nạn tồn đọng ngày càng tăng và thời gian xử lý chậm lại, thì sức hấp dẫn của việc xin tị nạn đã tăng lên, bởi điều đó đồng nghĩa là người nộp đơn sẽ có thêm thời gian ở lại Úc trong thời gian chờ đợi, ông Rizvi nói thêm.

Số liệu mới nhất từ AAT cho thấy có hơn 40.000 trường hợp tị nạn tồn đọng, với 95% trong số này phải mất hơn 6 năm để hoàn tất.

Sean Dong, luật sư cấp cao và giám đốc của ProActive Legal ở Melbourne, đồng ý rằng visa bảo vệ nhân đạo mang lại một lựa chọn khác cho những người không thể nộp đơn xin visa du học trong nước.

Ông giải thích rằng sau khi nộp đơn, người nộp đơn đã được cấp visa bắc cầu, cho phép họ ở lại và làm việc hợp pháp tại Úc cũng như được tiếp cận với Medicare.
Screenshot 2024-07-08 at 10.18.59 am.png
Migration lawyer Sean Dong said disingenuous protection claims were becoming popular because they were cheap and allowed the applicant to buy themselves more time to work in Australia. Credit: SBS Chinese
Tuy nhiên, ông chỉ ra rằng hồ sơ xin visa du lịch đang trở nên khó khăn hơn. Dữ liệu mới nhất cho thấy tỷ lệ cấp visa du lịch của Úc là 78,1% trong quý cuối cùng của năm 2023, giảm so với mức 84,6% trong cùng kỳ năm 2019 trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Dữ liệu cho thấy chỉ có 13,6% visa bảo vệ được phê duyệt trong năm tài chính 2022-23.

Người phát ngôn của Bộ Nội vụ nói với SBS Chinese rằng chính phủ đang hành động để loại bỏ các ưu đãi đối với các đơn xin visa bảo vệ và tăng cường nguồn lực xử lý hồ sơ.

Theo Bộ, hầu hết các đơn xin visa bảo vệ mới đang được giải quyết nhanh hơn gần 8 lần so với những năm gần đây, trong đó những đơn không đáp ứng các tiêu chí bắt buộc sẽ nhanh chóng bị từ chối.
ENG (2).png
Dữ liệu của Bộ Nội vụ ước tính có 69.900 người sống bất hợp pháp ở Úc tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2023, nhưng ông Rizvi cho biết con số này có thể còn cao hơn nhiều.

Xiao hiện đang chờ ngày điều trần từ Ủy ban Kháng cáo AAT, nhưng anh ấy dự đoán đơn kháng cáo sẽ thất bại.

Anh cho biết bước tiếp theo của anh là kháng cáo lên Tòa án Liên bang để "mua cho mình thêm vài năm nữa", mặc dù anh không biết tương lai sẽ ra sao.

“Lẽ ra tôi phải đưa ra lựa chọn đúng đắn khi nộp đơn xin visa du học khi có cơ hội,” anh nói.

"Tôi sẽ nói với mọi người rằng đừng bao giờ nộp đơn xin visa bảo vệ. Một khi bạn đã làm thì sẽ không thể rút lui được."

Đồng hành cùng chúng tôi, Follow & Like 
Cập nhật tin tức mọi lúc mọi nơi tại 
Nghe SBS tiếng Việt trên trang mạng, hay trên ứng dụng SBS Radio, tải về từ hay 


Share
Published 18 July 2024 4:03pm
By Nicole Gong
Source: SBS


Share this with family and friends