Các chuyên gia cảnh báo rằng, việc uống các loại nước ngọt có ga như Coke mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ chết trẻ.
Theo đó, hai lon Coke thông thường làm tăng nguy cơ tử vong sớm do bệnh tim lên một phần ba.
Nước ngọt có ga cũng làm tăng nguy cơ tử vong sớm do nhiều nguyên nhân lên một phần năm, và dẫn đến sự gia tăng các trường hợp ung thư, theo các chuyên gia thuộc Đại học Harvard.
Nhưng nếu bạn nghĩ rằng đổi sang nước ngọt ăn kiêng sẽ có lợi hơn, thì hãy suy nghĩ lại.
Trên thực tế, các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng 6 loại chất tạo ngọt phổ biến – aspartame, sucralose, saccharin, neotame, advantame và acesulfame potassium-k – đều bị phát hiện là độc hại đối với vi khuẩn đường ruột.
Chúng cũng liên quan đến việc tăng cân, giảm tỷ lệ thụ tinh trong ống nghiệm, tăng gấp ba nguy cơ đột quỵ và sa sút trí tuệ, và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Nên uống nước lọc thay cho nước ngọt
Source: AAP
Tiến sĩ Vasanti Malik, trưởng nhóm nghiên cứu tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ, nói: “Kết quả của chúng tôi củng cố thêm việc hạn chế đồ uống có đường và thay thế chúng bằng các loại đồ uống khác, tốt nhất là nước lọc, để cải thiện sức khỏe và tuổi thọ.
“Uống nước lọc thay cho đồ uống có đường là một lựa chọn lành mạnh, có thể góp phần kéo dài tuổi thọ.
“Nước ngọt ăn kiêng có thể được sử dụng để giúp những người nghiện nước ngọt cắt giảm lượng tiêu thụ, nhưng nước lọc vẫn là lựa chọn tốt nhất và có lợi cho sức khỏe nhất.”
Đồ uống có đường bao gồm nước ngọt có ga và không có ga, nước trái cây, nước tăng lực và đồ uống thể thao.
Nguy cơ tử vong sớm đến từ đồ uống có đường
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Circulation xem xét dữ liệu từ 80,647 phụ nữ và 37,716 đàn ông liên quan đến thói quen sinh hoạt trong nhiều năm.
Nhóm nghiên cứu phát hiện rằng một người uống càng nhiều đồ uống có đường, thì nguy cơ tử vong sớm càng cao, dù với bất kỳ nguyên nhân nào.
Uống hai lon nước ngọt/ngày làm tăng nguy cơ lên 14%, trong khi uống nhiều hơn hai lon/ngày thì nguy cơ tăng đến 21%.
Họ cũng có nguy cơ chết trẻ vì bệnh tim cao hơn 31%.
Mỗi lon nước ngọt tiêu thụ hàng ngày làm tăng nguy cơ thêm 10%.
Nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên hệ giữa đồ uống có đường và nguy cơ tử vong sớm do ung thư.
Ông Walter Willett, giáo sư dịch tễ học và dinh dưỡng, nói: “Những phát hiện này phù hợp với những tác dụng phụ đã biết của việc tiêu thụ nhiều đường đối với các rủi ro về chuyển hóa, và bằng chứng mạnh mẽ cho thấy đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, vốn là yếu tố nguy cơ gây tử vong sớm.
“Kết quả cũng củng cố thêm cho các chính sách nhằm hạn chế việc tiếp thị đồ uống có đường cho trẻ em và thanh thiếu niên, và áp dụng đánh thuế nước ngọt, vì giá bán của đồ uống có đường hiện nay không bao gồm các chi phí để điều trị hậu quả.”
Cảnh báo về nguy cơ đột quỵ và bệnh tim
"Woman showing diet results, wearing her old big size jeans. Studio shot isolated on white.Similar images preview:" Source: Getty Images
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa Stroke vào ngày 14/2, bao gồm dữ liệu từ nhiều phụ nữ khác nhau, vốn được theo dõi trung bình 12 năm.
Tuy nhiên, ông Geoff Parker, Giám đốc điều hành Hội đồng Đồ uống Úc nói với rằng vấn đề nằm ở việc tiêu thụ nước ngọt một cách điều độ.
“Bất kỳ nghiên cứu nào xem xét các rủi ro về sức khỏe liên quan đến chế độ ăn uống và lối sống cần phải xem xét tổng chế độ ăn uống, chứ không phải chỉ một sản phẩm, chẳng hạn như nước giải khát không đường hoặc dành cho người ăn kiêng,” ông nói.
“Trong nhiều trường hợp, các vấn đề sức khỏe của một người trở nên trầm trọng hơn do chế độ ăn uống và lối sống thiếu lành mạnh, bao gồm không tập thể dục thường xuyên.”
Ông nói thêm rằng chất tạo ngọt được sử dụng trong tất cả các loại đồ uống không cồn và không đường tại Úc được đánh giá và kiểm duyệt nghiêm ngặt theo Tiêu chuẩn Thực phẩm Úc và New Zealand (FSANZ).
“Thức uống không đường là một lựa chọn tuyệt vời cho những người lo lắng về việc tiêu thụ quá nhiều calorie, và điều quan trọng là những đồ uống này tiếp tục được cung cấp như là một cách để khuyến khích người Úc giám sát lượng đường mà họ tiêu thụ.”