Trung Quốc: Úc nên "xét lại chính mình"
Phát ngôn nhân của Bộ Quốc phòng Trung Quốc Wu Qian nói với các phóng viên trong buổi họp báo hàng tháng rằng Úc nên gọi là "xét lại chính mình" trước khi chỉ trích những nước khác.
Ông Wu nói: "Theo hiểu biết của tôi, những gì họ nói không phù hợp với thực tế".
Học giả Euan Graham, nhân chứng có mặt trên chiến hạm hàng đầu của Hải quân Hoàng gia Úc HMAS Canberra trong chuyến đi từ Việt Nam sang Singapore viết trên trang mạng của The Strategist của Viện Chính sách & Chiến lược Úc hôm thứ Ba 28 tháng Năm rằng "các phi công trên chiếc trực thăng chiến đấu Tiger đã bị trúng tia laser khi đang tập trận ở vùng biển Biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, buộc họ phải đáp máy bay như một biện pháp thận trọng".
Ông Graham tường thuật rằng tia laser phát đi từ các tàu đánh cá đã nhắm thẳng vào các phi công Úc trong khi chiến hạm HMAS Canberra bị một tàu chiến Trung Quốc bám sát.
Cũng theo học giả Graham, việc lực lượng Úc liên lạc qua lại với Trung Quốc trong suốt cuộc hành trình chỉ là vì phép lịch sự, nhưng việc Trung Quốc yêu sách đòi các tàu chiến Úc phải báo trước mọi thay đổi về hướng đi là điều mà Hải quân Úc "sẽ không nhượng bộ khi thực hiện các quyền tự do trên biển của mình".
Ông Graham viết sự hiện diện thường xuyên của các tàu Trung Quốc lấn áp cả các tàu ngoại quốc như hiện nay dường như cho thấy hạm đội Trung Quốc đã phát triển đủ lớn để các tàu dân quân có thể nằm chờ thực hiện những lệnh tấn công tương tự.
Úc vẫn im lặng
Ngoại trưởng Úc Marise Payen không xác nhận các tàu treo cờ Trung Quốc có thể phải chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công laser vào các phi công hải quân trên trực thăng của Úc trong vùng biển quốc tế ở Biển Đông.
Trả lời phỏng vấn trong chương trình AM của đài ABC sáng thứ Sáu 31 tháng Năm, Thượng nghị sĩ Payne nói rằng bà sẽ "không suy đoán" ai có thể chịu trách nhiệm và đó là "vấn đề của chuyên viên quốc phòng".
Khi bị hỏi dồn theo bà ai có thể phải chịu trách nhiệm, Ngoại trưởng Payen nói "chúng tôi sẽ luôn nhấn mạnh rằng dù hoạt động ở đâu, ở trong vùng biển của chúng ta hay xa hơn, phải ưu tiên tuyệt đối cho sự an toàn của hoạt động, an toàn của tàu và nhân viên".
"Đó là cách tiếp cận mà Úc áp dụng trong tất cả các công việc và chúng tôi khuyến khích những người mà chúng tôi có giao tiếp và làm việc chung, cũng hành động chính xác như vậy, và tôi chắc chắn đây là thông điệp đã được gửi đi về vấn đề này."
Bà Payne cũng không xác nhận nếu bà, hoặc bất cứ ai từ Bộ Quốc phòng, đã chính thức phản đối, bày tỏ hoặc ra dấu hiệu thể hiện các chiến thuật hung hăng là không được chấp nhận.
Bộ Quốc phòng Úc đến nay vẫn chưa có bình luận chính thức nào về vụ này.
Bộ trưởng Quốc phòng Úc Linda Raynolds hiện đang ở Singapore dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á hay còn được biết đến với tên Đối thoại Shangri La từ ngày 31 tháng Năm đến 2 tháng Sáu. Trong dịp này, bà Raynolds sẽ ngồi cùng phòng họp với Bộ trưởng Quốc phòng các nước trong khu vực, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Wei Fenghe (Ngụy Phượng Hoà).
Trung Quốc duy trì một lực lượng dân quân hàng hải mạnh mẽ ở Biển Đông gồm các tàu đánh cá được trang bị để thực hiện nhiều sứ mạng, ngoại trừ tác chiến.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ tuyến đường biển chiến lược này và thường tỏ ra nhạy cảm trước mọi hoạt động của các lực lượng hải quân ngoại quốc trong khu vực, đặc biệt là Mỹ và các nước đồng minh như Úc.
Các sự kiện tương tự liên quan đến tia laser và quân đội Trung Quốc cũng đã được báo cáo ở tận những vùng xa như Djibouti, nơi Hoa kỳ và Trung Quốc đều có căn cứ.
Năm ngoái, Hoa kỳ đã phàn nàn với Trung Quốc sau khi các tia laser nhắm vào một phi cơ tại vùng Sừng châu Phi gây thương tích nhẹ cho hai phi công Mỹ.
Trung Quốc lúc đó cũng phủ nhận lực lượng của họ tấn công phi cơ quân sự của Hoa Kỳ.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại