Trung Quốc đã đe dọa sẽ trả đủa lại sự trừng phạt của Hoa Kỳ lên công ty truyền thông kỹ thuật số khổng lồ của Trung Quốc là Huawei.
Trung Quốc xem hành động cấm vận của Hoa Kỳ như là một nỗ lực cản trở công ty truyền thông này của họ vươn ra quốc tế.
Hôm thứ Tư Tổng thống Trump ký sắc lệnh cấm mua bán những linh kiện điện tử cho các công ty ngoại quốc nào được xem là mối nguy cho an ninh quốc gia không thể chấp nhận được
Lệnh được đưa ra không nêu tên một công ty hay một quốc gia đặc biệt nào nhưng sau một khoản thời gian dài gây áp lực toàn cầu áp lực nhằm đẩy Huawei ra rìa khỏi thị trường 5G mà Hoa Kỳ tiến hành thì mục tiêu của sắc lệnh nhắm vào ai cũng không khó để nhìn thấy.
Cũng vào hôm thứ Tư, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ đã đưa Huawei và 70 công ty con của nó vào danh sách cấm các công ty của Mỹ chuyển giao công nghệ.
Phát ngôn nhân Lu Kang từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Trung Quốc sẽ tiến hành những biện pháp cần thiết để bảo vệ các quyền lợi của quốc gia.
"Trung Quốc triệt để phản đối bất kỳ quốc gia nào áp đặt những lệnh trừng phạt đơn phương chống lại toàn bộ Trung Quốc mà chỉ dựa vào những luật lệ quốc nội, khái quát hóa khái niệm về an ninh quốc gia, và lạm dụng những biện pháp kiểm soát xuất khẩu. Trung Quốc yêu cầu Hoa Kỳ ngưng lại những hành động sai trái, mà tạo ra những điều kiện cho những doanh nghiệp bình thường cho sự hợp tác giữa những tập đoàn của Trung Quốc và Hoa Kỳ, để tránh những căng thẳng tệ hại thêm nữa."
Cùng với tuyên bố đanh thép này, nhà cầm quyền Trung Quốc cũng đã chính thức ra lệnh bắt giam hai công dân Canadia đã bị Trung Quốc cầm giữ từ năm ngoái vì bị cho là làm gián điệp.
Doanh nhân Michael Spavor, người đã làm việc cho Bắc Hàn và cựu nhân viên ngoại giao Michael Kovrig mỗi người đều bị bắt đi riêng lẻ vào hồi tháng 12 năm ngoái sau khi Giám đốc điều hành của Huawei là Meng Wanzhou bị Canada bắt chẳng bao lâu.
Bà Meng Wanzhou theo âm Việt là Mạch Vãn Châu hiện đang đối diện với việc dẫn độ qua Hoa Kỳ vì có liên quan tới việc vi phạm lệnh trừng phạt.
Thủ Tướng Canada Justin Trudeau gay gắt lên án việc Trung Quốc tuyên bố bắt giam chính thức hai công dân Canada.
"Chính phủ Trung Quốc không thực hiện những luật lệ và nguyên tắc chung về dân chủ mà đại bộ phận các nền dân chủ đang thi hành trong vấn đề pháp lệnh căn cứ vào luật, căn cứ vào những quan hệ quốc tế. Chúng tôi sẽ luôn luôn và kiên trì bảo vệ cho các công dân Canadians, đặc biệt là những công dân đang bị giam giữ một cách mờ ám. Tuy nhiên chúng tôi cũng nó một cách rõ ràng rằng chúng tôi sẽ không thay đổi hệ thống giá trị của chúng luôn cá hệ thống tư pháp độc lập vì Trung Quốc đã không đồng ý với cách tiếp cận của chúng tôi."
Trong khi Canada nói Trung Quốc đã không đưa ra được những liên hệ cụ thể giữa việc bắt giữ hai người đàn ông và việc bà Meng hay gọi theo âm việc là bà Mạnh bị bắt thì nhiều chuyên gia tin rằng không nghi ngờ gì là cả hai vụ bắt giữ ở Canada với công dân Trung Quốc và Trung Quốc với công dân Canada là có liên quan.
Yves Tiberghien, một giáo sư về khoa học chính trị tại đại học British Colombia người chuyên nghiên cứu về chính trị Trung Quốc là một trong số này.
"Có một mối liên hệ trực tiếp và rõ ràng đặc biệt về cái cách mà Trung Quốc đang tính toán thì nó không áp lực mấy mà nó nghiên về việc thể hiện một sự giận dữ cách họ cảm thấy qua việc bà Mạch bị bắt và với họ việc bắt giữ này là sai dựa vào luật lệ của quốc gia họ."
Trong khi đó tại Anh, một cuộc tranh cãi vẫn tiếp tục qua quyết định được báo chí tường thuật là của chính phủ cho phép các kỹ thuật của Huawei được sử dụng trong mạng 5G di động sắp đưa vào thị trường tại đây. Một quyết định mà dẫn tới những vụ phản ứng nảy lửa của Bộ trưởng Quốc Phòng Gavin Williamson vào hồi đầu tháng này.
Canada đã không đưa ra một quyết định nào về việc liệu có cho phép Huawei xây dựng hệ thống 5G của nước này hay không nhưng Yves Tiberghien thì tin rằng đó là một quyết định khó khăn và phức tạp mà nhiều nền dân chủ phải đối mặt.
"Có hai cấp bàn thảo trong việc này. Cấp thứ nhất đó là người ta nhận thấy Huawei đan gđi trước tât cả các công ty trên thế giới và những công ty mà có thể xem là tốt có thể làm 5G đó là Samsung, Nokia Ericsson, rât ít. Không có công ty Mỹ không có công ty Canada nào torng số này. Vì vậy những nước như Pháp hay Anh, Canada hay Hàn Quốc nếu họ chấp nhận một số kỹ thuật của Huawei thì họ không cần phải nghiên cứu suốt từ đầu về hệ thống 5G, họ sẽ đi nhanh hơn và giá rẻ hơn nhưng vấn đề ở đây là cái nguy hiểm ở cửa sau khi dùng linh kiện của Huawei trong vấn đề an ninh vì công ty này liên quan với chính phủ Trung Quốc. "
Úc đang theo sau của Hoa Kỳ vào năm ngoái cũng đã cấm Huawei tiếp nhận trang bị và xây dựng hệ thống hạ tầng cho mạng di động 5G vì những quan ngại về an ninh.
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung