Thêm nhiều mặt hàng của Úc có nguy cơ phải chịu sự “trả đũa” từ Trung Quốc

Không chỉ thịt bò, lúa mạch, tôm hùm mà có thể sẽ còn mật ong, trái cây, sữa và vitamin cũng đang có nguy cơ bị Trung Quốc đánh thêm thuế nhập khẩu trong tình hình mối quan hệ giữa hai quốc gia ngày càng trở nên căng thẳng.

A display of Australian wines at the China International Import Expo (CIIE) in Shanghai.

A display of Australian wines at the China International Import Expo (CIIE) in Shanghai. Source: AP

Highlights
  • Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Úc có nguy cơ là "nạn nhân" tiếp theo nếu căng thẳng giữa Trung Quốc và Úc leo thang.
  • Những sản phẩm như mật ong, vitamin sẽ có nguy cơ cao bị cấm nhập khẩu do có nhiều thương hiệu thay thế.
  • Tuy nhiên doanh nghiệp trong nước khó tìm được thị trường thay thế do COVID-19.
Phân tích của IBISWorld đã dự đoán sẽ có thêm nhiều ngành sản xuất của Úc bị ảnh hưởng khi mối quan hệ giữa Trung Quốc và Úc đang dần trở nên xấu đi. Cụ thể là sẽ có một số ngành sớm chịu chung số phận như rượu vang Úc, bị đánh thuế nhập khẩu nặng.

Chuyên gia phân tích cao cấp của IBISWorld là Liam Harrison cho rằng mật ong, các sản phẩm sữa, trái cây, dược phẩm có thể sẽ là những ngành hàng tiếp theo nằm trong danh sách chịu sự “trả đũa” của Trung Quốc.

Phân tích này dựa trên sản lượng của các mặt hàng nói trên đang có mặt ở thị trường Trung Quốc.

Trung Quốc có thể dừng nhập khẩu mật ong Úc, chuyển hướng sang New Zealand

Theo IBISWorld, mật ong của Úc là mặt hàng rất được ưa chuộng trên thị trường Trung Quốc, với lượng tiêu thụ vượt hơn 300,000 tấn mỗi năm.

Các nhà xuất khẩu mật ong Úc đã có tăng trưởng hàng năm 4.1% trong 5 năm qua, nhờ vào những ưu đãi từ Thỏa thuận thương mại tự do Úc - Trung.

Thế nhưng Trung Quốc cũng sẽ dễ dàng thay thế mật ong Úc bằng những thương hiệu mật ong khác, chẳng hạn mật ong của New Zealand.

Đặc biệt mật ong manuka là sản phẩm bị ảnh hưởng trực tiếp

“Đối với người tiêu dùng Trung Quốc, sẽ có rất nhiều nguồn cung cấp mật ong giá rẻ có thể thay thế cho sản phẩm mật ong manuka trong trường hợp mặt hàng này không được nhập khẩu vào Trung Quốc,” ông Harrison nói.

“Ngành mật ong của New Zealand sẽ được hưởng lợi nếu như Trung Quốc đánh thuế nặng lên mật ong Úc.”

Đánh thuế sữa và trái cây sẽ làm leo thang căng thẳng

Sữa bột của Úc luôn được người tiêu dùng Trung Quốc săn lùng, đặc biệt là sữa bột trẻ em A2.  Năm ngoái doanh thu sữa bột bán cho Trung Quốc trị giá khoảng $156 triệu đô la.

Trong năm nay, doanh thu sữa bột Úc xuất khẩu cho Trung Quốc đã tăng vọt lên mức kỷ lục ngay trong đại dịch COVID-19.
A2 baby formula milk in China
A2 baby formula milk in China Source: AAP
“Sản phẩm sữa Úc rất phổ biến, và có rất ít mặt hàng thay thế được trên thị trường sữa bột trẻ em do các phụ huynh Trung Quốc đã rất tin tưởng hàng Úc.

“Nếu Trung Quốc tăng thuế gấp đôi đối với mặt hàng này có khả năng đem lại thiệt hại cho Trung Quốc, nhưng đồng thời cũng ảnh hưởng nặng nề cho phía Úc.”

Bên cạnh đó, mặt hàng trái cây có hạt (stone fruits) như táo, mận, cherries cũng luôn có doanh số bán rất lớn cho Trung Quốc, chiếm hơn 30% thị phần xuất khẩu.

“Các nông gia trên khắp nước Úc đã phải chịu nhiều khó khăn như thời tiết thay đổi khắc nghiệt, cháy rừng và giờ là thiếu nhân lực thu hoạch,” ông Harrison nói.

“Nếu mất thị trường Trung Quốc là tổn thất lớn cho ngành trồng trọt vốn đã suy yếu này.”

Dược phẩm cũng nằm trong nguy cơ

Dược phẩm, đặc biệt là các loại vitamin, ngày càng phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc.

Doanh thu dược phẩm dự kiến tăng 5.8%, tương đương $12.8 tỷ đô la. Hơn một nửa con số này dự kiến có được từ việc xuất cảng sang thị trường Trung Quốc.

“Tuy nhiên rất nhiều mặt hàng trong số đó đều có sản phẩm thay thế, chẳng hạn sản phẩm vitamin của Mỹ, Canada. Thế nên nếu Trung Quốc áp dụng lệnh trừng phạt hoặc hạn chế sẽ gây tổn hại cho phía Úc.”
Blackmores vitamins.
Blackmores' local boss David Fenlon has quit the supplement maker. Source: AAP

Không dễ để doanh nghiệp trong nước tìm thị trường xuất khẩu mới

Mặc dù các doanh nghiệp trong nước đã được cảnh báo về khả năng Trung Quốc sẽ đánh thuế thêm, nhưng theo lời ông Harrison, họ rất khó có thể chuyển đổi thị trường ngay do COVID-19.

Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp sẽ phải phụ thuộc vào sự hỗ trợ của chính phủ, hoặc từ các cộng đồng quốc tế.

Bộ trưởng Thương mại Simon Birmingham lên tiếng cho biết chính phủ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu bằng cách tìm những thị trường mới cho họ.

Trung Quốc là đối tác thương mại song phương lớn nhất của Úc trong tài khóa 2018-19, chiếm 26.4% ($235 tỷ) tổng sản lượng thương mại.

Úc đã mở rộng thương mại với Trung QUốc kể từ khi kỳ Hiệp định Thương mại Tự do vào năm 2015.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 9 December 2020 10:46am
Updated 9 December 2020 11:06am
By Hương Lan

Share this with family and friends