"Tẩy chay AirVisual”: Việt Nam có hết ô nhiễm?

Tuần rồi, AirVisual đo chất lượng không khí được xem là ứng dụng được tải về nhiều nhất Việt Nam. Nhưng hôm qua, ứng dụng này tuyên bố bị 'công kích tập thể' nhằm hạ bệ uy tín khiến công ty này phải khóa ứng dụng và Facebook ở Việt Nam. Thực hư sự việc này ra sao?

Vietnam traffic

Source: Pixabay

Không có ứng dụng trong nước, dân phải tìm ứng dụng nước ngoài

Ô nhiễm ở Sài Gòn, hay Hà Nội không phải là điều mới mẻ. Ai sống lâu ở hai thành phố này đều thấy lượng xe cộ ngày càng tăng, người càng đông, nhà cao tầng, nhà máy phát triển chóng mặt, và dĩ nhiên không gian xanh ‘hy sinh’ cũng nhiều để nhường chỗ cho sự phát triển đó. 

Thế nhưng, từ trước đến nay, nhà nước hay chính quyền chưa từng đưa bất kỳ thông tin cảnh báo hay chỉ số ô nhiễm nào đến người dân. 

Hiện tại, bản tin thời tiết của báo chí, của cơ quan chức năng, không có thông tin mức độ ô nhiễm không khí. Ủy ban Nhân dân Thành phố có một trang . Trang này không có nhiều thông tin, không nêu rõ cách thức tính toán. Số liệu ô nhiễm mà họ công bố có khi thấp hơn một nửa so với các ứng dụng khác.

Người đọc có thể nhận ra họ làm theo chuẩn Việt Nam. Website này hiện không có ứng dụng trên điện thoại. Vì vậy, thông tin của họ ít khả năng tiếp cận được người dân.

Dân đành phải tìm đến các ứng dụng quốc tế trên điện thoại cũng là điều dễ hiểu.
Trung Quốc lên kế hoạch chuyển đổi công nghệ sạch, dùng năng lượng thân thiện với môi trường, Thái Lan phát khẩu trang, máy không khí cho trường học, cho xe phun nước để giảm khói bụi, Malaysia đóng cửa hơn 400 trường học, làm mưa nhân tạo để giảm lượng bụi trong không khí. Còn Việt Nam? Họ cảnh báo người dân nên hạn chế ra đường, đóng hết các cửa, ra đường tự mua khẩu trang đeo.

AirVisual là gì?

Trong các ứng dụng như PAM Air, AirVisual được người Việt cài đặt  trên điện thoại thông minh, AirVisual được sử dụng nhiều nhất. Số lượng người Việt Nam đã cài đặt AirVisual tại Hà Nội và Sài Gòn tuần qua tương đương ở mức xấp xỉ 1,4 triệu người tại mỗi thành phố. Có thể nói, số người quan tâm về mức độ ô nhiễm tại Việt Nam khá cao. 

AirVisual trực thuộc công ty Thụy Sĩ IQAir, chuyên thiết kế và chế tạo hệ thống lọc không khí và quan trắc mức độ ô nhiễm, có văn phòng tại California và Bắc Kinh.  AirVisual là ứng dụng giám sát chỉ số chất lượng không khí trực tuyến độc lập thu thập dữ liệu về mức độ ô nhiễm không khí và cung cấp dữ liệu tức thời (real-time) cho người cài đặt tại hàng ngàn thành phố khắp thế giới qua một ứng dụng trên điện thoại đa năng.

Air Visual công khai các nguồn dữ liệu của mình được thu thập từ cơ quan khí tượng, hệ thống vệ tinh và các dữ liệu quan trắc của chính phủ sở tại cùng các tổ chức phi chính phủ trong sự minh bạch và chính xác nhất có thể.
Xếp hạng những nơi ô nhiễm nhất Hà Nội sáng 1.10.
Xếp hạng những nơi ô nhiễm nhất Hà Nội sáng 1.10 Source: AirVisual
Về thông tin đánh giá mức độ ô nhiễm của Hà Nội, AirVisual công khai trên trang mạng rằng họ lấy dữ liệu này từ Cổng thông tin quan trắc môi trường Hà Nội, và Đại sứ quán Mỹ. 

Những tuần vừa qua, khi truyền thông trong nước đều một loạt đưa tin tức vấn đề ô nhiễm môi trường, nhất là tình hình ô nhiễm ở mức đáng báo động ở Hà Nội, người dân trong nước vô cùng bất an.

Trong khi người dân bày tỏ lo lắng.việc họ đang sống trong môi trường bị đầu độc thì vấn đề của hầu hết các báo đài và quan chức trong nước có vẻ xem thứ hạng ô nhiễm quan trọng hơn. Tuy công nhận tình trạng nghiêm trọng, quan chức và báo chí cho rằng thông tin của Air Visual không chính xác.

GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, Chủ tịch Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam, phát biểu với báo Zing rằng.

"Hà Nội hiện tại cũng đang vào giai đoạn không khí xấu trong năm, trời hanh khô, sự phân bố nồng độ bụi theo chiều dọc bị ảnh hưởng. Nên chỉ cần có các tác nhân ô nhiễm, gặp thời tiết bất lợi là chỉ số AQI tăng cao đột biến."

Sáng 30/9, Hà Nội tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng 10 thành phố có chất lượng không khí xấu nhất thế giới trên tổng số 10.000 thành phố được quan trắc của ứng dụng AirVisual.
Trong khi người dân bày tỏ lo lắng việc họ đang sống trong môi trường bị đầu độc thì vấn đề của hầu hết các báo đài và quan chức trong nước có vẻ xem thứ hạng ô nhiễm quan trọng hơn. Tuy công nhận tình trạng nghiêm trọng, quan chức và báo chí cho rằng thông tin của Air Visual không chính xác.
Trong bảng xếp hạng cập nhật khoảng 8h30, Hà Nội ở vị trí số 1 với, chỉ số AQI 277 hiển thị màu tím - mức Xấu. Xếp sau Hà Nội lần lượt là Bangkok (Thái Lan) và Hongkong (Trung Quốc)... Sài Gòn đứng thứ 10 trong bảng xếp hạng chất lượng không khí này.

Đến 11h30, Hà Nội đứng ở vị trí số 1 với chỉ số AQI ở mức 217, chỉ số bụi mịn PM2.5 cao gấp 8 lần quy chuẩn quốc gia và 20 lần trung bình năm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). 

Các chuyên gia đã cảnh báo nguy hại của tình trạng ô nhiễm không khí và bụi mịn đang bao phủ Hà Nội và Sài Gòn, đồng thời đưa ra khuyến cáo để người dân tự bảo vệ sức khỏe của mình.
Xếp hạng Hà Nội ngày 30.9
Source: AirVisual

"Hà Nội chưa ô nhiễm đến mức như người ta nói"

Ông Đăng bày tỏ sự nghi ngờ và cho rằng bảng xếp hạng chất lượng không khí các thành phố theo thời gian thực là vô lý.

"Tôi hoàn toàn không đồng tình với nhận định ô nhiễm Hà Nội rất nguy hiểm, hay Hà Nội ô nhiễm nhất thế giới dựa trên các chỉ số của các trang này. Hà Nội ô nhiễm nặng, nhưng không đến mức như người ta nói. AQI phải từ 300 trở lên người ta mới coi là nguy hại, bắt đầu cho học sinh nghỉ học, dừng các công trình xây dựng, dừng các hoạt động sản xuất”.

Trao đổi với báo Lao Động, GSTS Hoàng Xuân Cơ nói.

"Trang Air Visual có thông tin từ rất nhiều nguồn, có cả nguồn chính thống từ các trạm quan trắc tự động của nhà nước, nhưng cũng có từ nguồn "nghiệp dư" nên độ tin cậy không thể bằng các trạm đến từ các cơ quan chính thống như các Sở Tài nguyên và môi trường ở các tỉnh, thành phố. Tuy nhiên ứng dụng này cũng cung cấp cho người dân một nguồn thông tin, quan trọng là chúng ta phải xử lý nguồn thông tin đó như thế nào." 

Airvisual lý giải về những sự hiểu lầm cho rằng Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Họ cho biết các đánh giá này mang giá trị để cảnh báo và theo dõi, chứ không mang giá trị so sánh.
Hà Nội ô nhiễm nặng, nhưng không đến mức như người ta nói. AQI phải từ 300 trở lên người ta mới coi là nguy hại, bắt đầu cho học sinh nghỉ học, dừng các công trình xây dựng, dừng các hoạt động sản xuất.
Tuy nhiên, hôm qua thứ Hai 7/10, AirVisual cho biết họ bị ‘công kích tập thể’ nhằm hạ uy tín công ty sau khi đưa ra dữ liệu cho thấy Hà Nội từng đứng ‘đầu bảng’  trong danh sách 90 thành phố lớn bị ô nhiễm không khí.

Động thái này xảy ra sau khi một người dùng mạng xã hội Facebook tên Vũ Khắc Ngọc, được biết là giáo viên dạy hóa trực tuyến với lượng người theo dõi là 35,000, đã viết một bài ‘bóc phốt’ AirVisual lừa đảo và thao túng người dân Việt Nam để bán máy lọc không khí do công ty mẹ là IQair sản xuất.
Facebook Vũ Khắc Ngọc
Source: Facebook Vũ Khắc Ngọc
Tài khoản này không đưa thêm tin tức hay bằng chứng đủ thuyết phục nào cho lời tố cáo của mình ngoài những câu chữ đánh lạc hướng người dùng và cho rằng người Việt Nam ‘cuồng ngoại’ nên mới theo trào lưu và tin tưởng dữ liệu của AirVisual.

Tréo ngoe thay, chính Khắc Ngọc lại củng cố thêm tuyên bố của mình bằng một lời đánh giá từ một Facebook được cho là người ngoại quốc khác nhằm tẩy chay AirVisual.
Facebook Vũ Khắc Ngọc
Source: Facebook Vũ Khắc Ngọc
Bài viết của Ngọc nhận nhiều ý kiến trái chiều gay gắt, nhất là việc trong đó tài khoản V.T.B có nói vì sao Vũ Khắc Ngọc chỉ trích nhiều người Việt ‘cuồng ngoại’ mà lại đem một tài khoản ất ơ nào đó cho là ngoại quốc vào để dẫn chứng.

Một số người dùng Facebook khác bức xúc rằng tài khoản này chưa chắc là nước ngoài và đây cũng không phải là nhân vật đủ uy tín của bất kỳ tổ chức chính phủ/ phi chính phủ nào của quốc tế .

Vũ Khắc Ngọc không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào cho lời cáo buộc của mình với AirVisual, chẳng những thế, còn cho rằng bảng xếp hạng của AirVisual sẽ ảnh hưởng đến ngành du lịch Việt Nam, đồng thời kêu gọi mọi người tẩy chay ứng dụng này và đánh giá một sao để hạ bệ họ.

Chỉ trong thời gian ngắn, bài viết của Vũ Khắc Ngọc đã nhận hàng ngàn lượt likes và shares.

Tình trạng ô nhiễm không khí tuần vừa qua ở Hà Nội và các thành phố lớn ở Việt Nam đã mức tồi tệ nhất từ trước đến giờ, khi Tổng cục môi trường tuần trước cảnh báo người dân hạn chế ra khỏi nhà hoặc các hoạt động ngoài trời. 

Trong một thông cáo gửi ra hôm qua, AirVisual ‘ Chúng tôi đã nhận những tin nhắn đe dọa và xúc phạm đăng trên Facebook, Apple Store và Google Play Store. Vì vậy, ứng dụng AirVisual và trang Facebook của AirVisual hiện thời sẽ không còn truy cập được tại Việt Nam. 
Tài khoản này không đưa thêm tin tức hay bằng chứng đủ thuyết phục nào cho lời tố cáo của mình ngoài những câu chữ đánh lạc hướng người dùng và cho rằng người Việt Nam ‘cuồng ngoại’ nên mới theo trào lưu và tin tưởng dữ liệu của AirVisual.
Bên cạnh đó, gần đây nhiều bình luận tiêu cực bằng tiếng Việt về sản phẩm này cũng xuất hiện trên Google Play Store lẫn Apple App Store. "Thông tin này khó tin quá, đang đứng ngoài rừng mà chỉ số còn cao hơn cả thành phố. Định 'dìm hàng' Việt Nam à?", một tài khoản bình luận trên Play Store.

"Một công ty bán máy lọc không khí lại đi làm ứng dụng đo chất lượng không khí. Quảng cáo để bán hàng thôi", một tài khoản nêu ý kiến trên App Store. Ngoài ra, nhiều bình luận còn cho rằng AirVisual lừa đảo, không đáng tin cậy, thậm chí có những lời lẽ xúc phạm đến ứng dụng này. 

Mặc dù có nhiều điểm chấm tiêu cực, tổng quan ứng dụng vẫn được chấm 4,8 sao ở cả hai nền tảng của Google và Apple.

Trong thông báo chính thức, AirVisual giải thích, các chỉ số tăng cao được đo theo thời gian thực vì điều đó không đồng nghĩa với việc thành phố đó bị ô nhiễm lâu dài.

"Chúng tôi đã ghi nhận một số lo ngại từ Việt Nam rằng Hà Nội nằm trong top 1 thành phố ô nhiễm nhất trên bảng xếp hạng AirVisual. Chúng tôi muốn mọi người nhận thức rằng điều đó không có nghĩa là Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất thế giới.

"Các chỉ số chỉ hiển thị theo khoảng thời gian nhất định và nó không đại diện cho toàn bộ."

AirVisual nói thêm.

"Chúng tôi cũng hợp tác với Greenpeace để công bố bảng xếp hạng thành phố ô nhiễm thường niên. Báo cáo tháng 3/2019 cho thấy Hà Nội không nằm trong top 200 thành phố ô nhiễm nhất thế giới năm 2018".

Ngoài ra, AirVisual cũng mong muốn với chỉ số về chất lượng không khí được công bố, người Việt Nam có thể nhận thức việc ô nhiễm, từ đó thay đổi hành vi hàng ngày để bảo vệ môi trường.

"Điều đó đã xảy ra ở Bắc Kinh: khi mọi người nhận ra ô nhiễm không khí nghiêm trọng như thế nào, họ đã thúc đẩy chính phủ thực hiện các chính sách thúc đẩy bảo vệ môi trường mạnh mẽ hơn. Do đó, ô nhiễm tại thủ đô Trung Quốc đã giảm đáng kể".

AirVisual cho biết họ đang hợp tác với Apple, Google và Facebook để xác nhận rằng họ đã bị đánh giá không công bằng và để có thể cung cấp ứng dụng AirVisual một lần nữa tại Việt Nam.

AirVisual cho biết dữ liệu của họ đã giúp nâng cao nhận thức về các vấn đề chất lượng không khí ở Việt Nam, nhưng điều này cũng khiến chính họ trở thành mục tiêu của một chiến dịch làm mất uy tín của công ty.

Chính phủ tuần trước đổ lỗi cho ô nhiễm ở mức mưa thấp và nông dân đốt tàn dư lúa sau vụ thu hoạch để chuẩn bị cho việc trồng mới. Than cũng được sử dụng rộng rãi để phát điện trong nước.

Thứ tư tuần trước, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã kêu gọi các nhà chức trách tại Hà Nội và Sài Gòn trung tâm kinh tế chính của Việt Nam, làm nhiều hơn để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí.

Các nước khác đối mặt với sự thật về ô nhiễm thế nào?

Vấn đề ô nhiễm môi trường không còn là vấn đề ở một quốc gia mà đã là vấn đề toàn cầu.

Trung Quốc lên kế hoạch chuyển đổi công nghệ sạch, dùng năng lượng thân thiện với môi trường, Thái Lan phát khẩu trang, máy không khí cho trường học, cho xe phun nước để giảm khói bụi, Malaysia đóng cửa hơn 400 trường học, làm mưa nhân tạo để giảm lượng bụi trong không khí.

Còn Việt Nam? Họ cảnh báo người dân nên hạn chế ra đường, đóng hết các cửa, ra đường tự mua khẩu trang đeo. 

Nhưng người lớn không thể nghỉ việc, trẻ em không thể bỏ học. Ô nhiễm vẫn ở đấy, trái đất vẫn xoay, còn chính quyền vẫn không có một biện pháp nào toàn diện và thiết thực ngoài chuyện trấn an dân đừng tin vào ứng dụng ‘nghiệp dư’ đó.

Khi ô nhiễm không khí xảy ra, đánh giá các nguồn gây ra ô nhiễm là bước quan trọng thứ hai mà cơ quan chức năng phải thực hiện để qua đó đề ra giải pháp nhằm loại bỏ hay hạn chế tình trạng này. Nhưng thay vì lên kế hoạch khảo sát và nghiên cứu để truy tìm ra nguồn gây ô nhiễm, thì Bộ Tài nguyên Môi trường lại đổi lỗi do thời tiết, tức là do ông trời gây ra.

Theo Luật Bảo vệ Môi trường, trong quá trình thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ dự án phải tiến hành tham vấn cộng đồng dân cư chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án. Nhưng thực tế cho thấy, quy định lấy ý kiến cộng đồng dân cư khi triển khai dự án là điều mà hầu hết người dân Việt Nam chưa từng nghe nói tới.

Bộ Tài nguyên Môi trường còn có các hành vi che giấu các thông tin môi trường đến với công chúng. Chẳng hạn, gần đây vụ việc được dư luận đặc biệt chú ý, đó là chuyện phóng viên của báo Phụ Nữ đề nghị cung cấp báo cáo đánh giá tác động môi trường về dự án Tam Đảo của Tập đoàn Sun Group, thì lại nhận được “

Trong tháng 9 vừa qua, nồng độ bụi PA2.5 ở Hà Nội đạt mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Phúc trình từ Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, bụi PM2.5 từ ngày 12 tháng 9 đến ngày 30 tháng 9 được mô tả là các hạt siêu mịn, chỉ bằng 3% đường kính của tóc người với mức độ ổn định trên 50µg/m3.

Trong khi đó, tiêu chuẩn Việt Nam quy định giới hạn mức độ bụi PM2.5 an toàn là 50µg/m3 trong 24 giờ và 25µg/m3 trong một năm. Còn giới hạn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 25µg/m3 trong 24 giờ và 10µg/m3 cho một năm.

Theo giải thích của Bộ Tài nguyên - Môi trường rằng, nguồn gây ô nhiễm không khí là từ sơn tường, quét nhà, rang lạc, thậm chí... gãi đầu.
Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share
Published 8 October 2019 7:26pm
Updated 8 October 2019 9:28pm
By Khánh Uyên

Share this with family and friends