Rau quả Trung Quốc giả mạo hàng Việt Nam trước Tết

Theo báo Tuổi Trẻ, nhiều thương lái đã “hô biến” cam Trung Quốc thành cam Việt chỉ sau vài chục phút.

Fruits in supermarkets

Source: AAP

Dễ dàng “hô biến” hàng Trung Quốc thành hàng Việt

Chợ đầu mối nông sản Thủ Đức – Sài Gòn hằng đêm tiếp nhận hàng trăm tấn trái cây đông lạnh có nhãn mác từ Trung Quốc. Theo ghi nhận của , nhiều tiểu thương tại đây đã xé nhãn mác để giả làm sản phẩm Việt Nam hoặc hàng nhập từ Mỹ, Úc rồi bán với giá cao hơn giá trị thật.

Trong khi cam sành miền Tây có giá 25,000 – 30,000 đồng/ký, thì cam Trung Quốc chỉ vẻn vẹn có 6,000 đồng/ký. Tương tự, nho đen Trung Quốc giá 17.000 đồng/ký, hồng 9,000 đồng/ ký và táo 7,500 đồng/ký.

Nhiều chủ vựa cho biết nếu mua với số lượng nhiều, giá còn được giảm thêm 10-15%.

Cầm trên tay một quả cam bóng mướt, một tiểu thương tên là Thanh thừa nhận:
“Đây là cam Trung Quốc nhưng người tiêu dùng bây giờ họ nghe nói hàng Trung Quốc là ngó lơ," bà Thanh nói.
"Để bán được hàng, chúng tôi buộc phải thay tên đổi họ. Loại cam này có thể để hơn một tuần mà không héo như cam miền Tây.”

 Theo bà Nguyễn Thanh Hà, phó giám đốc chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, ngoài cam ra thì quýt kim, táo... phần nhiều có xuất xứ từ Trung Quốc.

“Chúng tôi đang thống kê các loại hàng của Trung Quốc,” bà Hà nói. “Như cam sành có in logo hàng Trung Quốc nhưng tiểu thương đã xé nhãn này khi bán cho khách hàng.”

Rau quả nhập cảng từ Trung Quốc ngày càng tăng

Khi trực tiếp khảo sát những loại rau, củ, quả được bày bán trên đường Lê Đức Thọ, ông Nguyễn Công Thừa, chủ nhiệm hợp tác xã Anh Đào, cho biết các loại rau như cà rốt, khoai tây, bắp cải, cải thảo, cà chua... được nhập từ Trung Quốc rất nhiều.

“Giá các loại rau củ của Trung Quốc rất rẻ khiến nông dân không thể cạnh tranh,”ông nói.

Ông cũng ước tính mỗi ngày người dân Sài Gòn tiêu thụ khoảng 200 tấn rau củ quả nhập cảng từ Trung Quốc.
Dù là nước nông nghiệp, song mỗi năm Việt Nam chi khoảng 4,000 tỉ đồng để nhập hàng trăm nghìn tấn hành, bắp cải, táo, cam, nho... từ Trung Quốc.
Do sản phẩm nhập từ Trung Quốc bảo quản được lâu hơn, mẫu mã đẹp và giá lại rất rẻ, nên được nhiều nhà hàng, bếp ăn... chọn sử dụng.

Hiện các cơ quan hữu trách tại Việt Nam vẫn chưa lên tiếng về cách làm sao để bảo vệ người tiêu thụ trước thị trường thực phẩm “thật giả lẫn lộn” này.

Trong khi đó, tin từ cho hay, trong ba quý đầu của năm 2016, giới chức đã phát hiện hơn 500,000 trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm, trong đó có quảng cáo sai sự thật, sử dụng nguyên liệu giả, và thực phẩm bẩn.


Share
Published 2 January 2017 4:54pm
By Đăng Trình

Share this with family and friends