Highlights
- Các nhà nghiên cứu Trung Quốc tìm ra coronavirus COVID-19 có hai chủng sống và lây nhiễm giữa người.
- Chủng L hung hăng hơn đã giảm dần số lượng ở Trung Quốc vào 1/2020 – chủng S hiền hơn, tăng lên.
- Các khoa học gia ngoài cuộc cho rằng còn quá sớm để kết luận, cần mở nghiên cứu dịch tễ học mở rộng để đối chiếu.
Khi cuộc khủng hoảng coronavirus toàn cầu trở nên tồi tệ hơn, một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện ra rằng căn bệnh chết người này đã phát triển thành hai chủng gây ra sự bùng phát dịch bệnh toàn cầu.
Trong một nghiên cứu mới được công bố trên National Science Review – Tạp chí Khoa học Quốc gia của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, các nhà nghiên cứu cho rằng sau khi COVID-19 xâm nhập vào người, chủng ban đầu đã tiến hóa thành chủng thứ hai và cả hai chủng này hiện đang sống và lây nhiễm song hành.
Phát hiện này được đưa ra khi số lượng các trường hợp được xác nhận trên khắp thế giới tiếp tục gia tăng, khiến các chính phủ phải đóng cửa trường học và hủy bỏ các sự kiện thu hút đám đông, còn người mua sắm hoảng loạn quét sạch các mặt hàng vệ sinh và thực phẩm trên các kệ hàng siêu thị.
Mặc dù cần nghiên cứu thêm, nhưng nghiên cứu sơ bộ được thực hiện tại Peking University’s School of Life Sciences – Trường Khoa học Đời sống Đại học Bắc Kinh và Institute Pasteur of Shanghai – Viện Pasteur của Thượng Hải đã làm sáng tỏ về cách thức phát triển của căn bệnh này.
“Những phát hiện này hỗ trợ mạnh mẽ nhu cầu cấp thiết cho các nghiên cứu toàn diện, tức thời, kết hợp dữ liệu gen, dữ liệu dịch tễ và hồ sơ biểu đồ về các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân mắc bệnh coronavirus COVID-19,” trích nghiên cứu được công bố vào thứ Ba trên Tạp chí Khoa học Quốc gia, tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.
Các nhà khoa học đã phân tích 103 bộ gen coronavirus và xác định đột biến ở 149 vị trí trên các chủng. Họ phát hiện ra rằng một chủng, mà họ gọi là chủng L, có tính hung hăng hơn chủng kia – chiếm 70% trong các trường hợp họ phân tích.
Chủng ít hung hăn hơn, được xác định là chủng S. Trong khi chủng L được phát hiện có sự hiện diện cao hơn khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát ở Vũ Hán, nó bắt đầu giảm dần vào đầu tháng Một, và chủng S tăng lên.
Nghiên cứu cho thấy điều này có thể là do sự vội vàng trong việc điều trị cho những bệnh nhân bị nhiễm virus chủng L – có triệu chứng dễ phát hiện hơn.
Nếu chủng L mạnh hơn S, tại sao tần số tương đối của L giảm so với S ở những nơi khác sau khi đột phá ban đầu ở Vũ Hán? Các nhà nghiên cứu đặt ra câu hỏi.
Báo cáo nghiên cứu này cho rằng các hành động được thực hiện sau khi dịch bệnh được phát hiện ở Trung Quốc vào tháng Mười Hai 2019 có thể đã thay đổi sự hiện diện của từng chủng. Với biện pháp “nội bất xuất, ngoại bất nhập”áp dụng ở một số thành phố, có thể đã ngăn chặn sự lây lan của coronavirus chủng L.
Tuy nhiên, điều này có thể đã dẫn đến sự gia tăng tần số của chủng loại ít gây hấn, sau khi có bằng chứng cho thấy coronavirus có thể lây lan trước khi các triệu chứng xuất hiện.
Các chuyên gia không trực tiếp tham gia vào nghiên cứu cho biết những phát hiện này rất thú vị nhưng thận trọng trước việc rút ra kết luận chắc chắn nào từ nghiên cứu sơ bộ như vậy.
Thật khó để xác nhận các nghiên cứu như thế này nếu không có sự so sánh trực tiếp về khả năng gây bệnh và lây lan, lý tưởng nhất là mô hình động vật, hoặc ít nhất là một nghiên cứu dịch tễ học mở rộng rất nhiều.
Stephen Griffin, Giáo sư và Chuyên gia về Nhiễm trùng và Miễn dịch tại Đại học Leeds của Anh nhận xét.
Cũng trong ngày hôm qua thứ Tư, một trong những hiệp hội y tế hàng đầu của Trung Quốc cho biết thời gian ủ bệnh trung bình của coronavirus là năm đến bảy ngày và tối đa là 14 ngày.
Nhận xét của Du Bin, chủ tịch của ngành y tế chăm sóc sống còn của Hiệp hội Y khoa Trung Quốc, đánh dấu sự đánh giá có tính kết luận nhất về thời gian ủ bệnh của coronavirus của một tổ chức y tế trực thuộc chính phủ cho đến nay.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại