‘Phải giải quyết hồ sơ xin nhập tịch Úc lập tức nếu dự luật không được thông qua’

Đảng Lao Động Liên bang yêu cầu chính phủ Turnbull phải ngay lập tức giải quyết các hồ sơ xin nhập tịch Úc theo các luật hiện hành nếu các đề xuất thay đổi của họ không được Thượng viện thông qua.

An Australian citizenship recipient holds his certificate during a citizenship ceremony on Australia Day in Brisbane, Thursday, Jan. 26, 2017. (AAP Image/Dan Peled) NO ARCHIVING

Federal Labor has demanded the Turnbull government immediately start processing citizenship applications under existing rules. Source: AAP

Dự luật Tu chính Luật Quốc tịch 2017 sẽ được trình ra trước Thượng viện trong tháng này.

Khi Thượng viện chưa quyết định số phận của dự luật này, Đảng Lao động hôm qua đã nói rằng, nếu những thay đổi trong luật quốc tịch không được Thượng viện thông qua, Bộ Di trú phải ngay lập tức giải quyết các đơn xin nhập tịch đang chồng chất.

Những thay đổi mới trong Luật Quốc tịch Úc bao gồm bài kiểm tra tiếng Anh độc lập khó khăn hơn, đồng thời yêu cầu người muốn nhập tịch phải có bốn năm là thường trú nhân trước khi họ có thể nộp đơn xin quốc tịch.
Nếu Thượng viện bác bỏ dự luật của chính phủ, Bộ Di trú phải bắt đầu giải quyết các đơn xin nhập tịch ngay lập tức theo luật hiện hành.
Hôm qua, thứ Hai, tại hội nghị thường niên của Hội đồng các Cộng đồng Sắc tộc Úc FECCA ở Darwin, phát ngôn nhân về Quốc tịch và Đa văn hóa Úc của phe đối lập, Tony Burke đã lên án mạnh mẽ những đổi mới mà chính phủ đưa ra.

Ông nói rằng, “Những thay đổi đề xuất cho quốc tịch Úc hiện nay là những cuộc tấn công trực tiếp nhất vào nước Úc đa văn hóa hiện đại kể từ khi chính sách Nước Úc Da Trắng bị dẹp bỏ”.

“Nếu bạn đến từ Châu Á, bạn cần tiếng Anh ở trình độ đại học. Nếu bạn đến từ Anh quốc, bạn không cần. Nếu bạn đến từ Châu Phi, bạn cần tiếng Anh ở bậc đại học, nếu bạn đến từ Bắc Mỹ, bạn không cần. Yêu cầu như vậy không thể đại diện cho một nước Úc hiện đại,” ông nói với SBS ở Darwin.
Theo lịch trình, Dự luật Tu chính Luật Quốc tịch 2017 sẽ được trình ra trước Thượng viện vào tuần tới. Tuy nhiên, trước sự phản đối mạnh mẽ của Lao Động, đảng Xanh, và nhóm Nick Xenophon cho thấy khó có sự thông qua cho bất kỳ sự thay đổi nào.
Ở thời điểm hiện tại, Bộ (Di trú) đã áp dụng các thủ tục hành chính như thể luật (Quốc tịch) đã được thông qua.
“Nếu Thượng viện bác bỏ dự luật của chính phủ, Bộ Di trú phải bắt đầu giải quyết các đơn xin nhập tịch ngay lập tức theo luật hiện hành,” ông Burke nói tại hội nghị thường niên FECCA 2017 mà không cần dự đoán số phận của dự luật Quốc tịch tại Thượng viện vào tuần tới.

Khi dự luật vẫn chưa chính thức trở thành luật, chính phủ đã tuyên bố rằng các đơn đăng ký nhập tịch từ ngày 20 tháng Tư 2017 sẽ được căn cứ duyệt xét theo luật mới – tức ngày chính phủ công bố chính sách.
“Ở thời điểm hiện tại, Bộ (Di trú) đã áp dụng các thủ tục hành chính như thể luật (Quốc tịch) đã được thông qua. Nếu dự luật này bị đánh bại ở Thượng viện, điều này phải chấm dứt ngay lập tức,” ông Burke nói với các đại biểu tham dự hội nghị FECCA.

FECCA – Hội đồng các Cộng đồng Sắc tộc Úc nói với SBS rằng hội nghị thường niên ở Darwin năm nay đã được tổ chức vào một thời điểm hết sức quan trọng.

“Quan trọng là vì đa văn hóa đang bị tấn công, không chỉ ở Úc mà còn trên toàn thế giới,” Chủ tịch FECCA, ông Joe Caputo nói.

“Điều gì khiến cho một người Úc đàng hoàng trở nên cam kết đối với đất nước này? Không phải chỉ là một bài kiểm tra trình độ tiếng Anh... Mà là những gì có trong trái tim của người đó”.
Cộng đồng người Việt tại Úc cho rằng những thay đổi đang được chính phủ Turnbull đề xuất trong dự luật quốc tịch mới là bất hợp lý.

Bà Trần Hương Thủy, Chủ tịch CĐNVTD Wollongong viện dẫn rằng thế hệ cha ông trước đây, không nói riêng chỉ cộng đồng người Việt, từng không cần giỏi tiếng Anh nhưng vẫn là lực lượng lao động chính kiến tạo nước Úc.

Bạn có ý kiến gì về Dự luật Tu chính Luật Quốc tịch 2017 mà chính phủ Turnbull công bố ngày 20/4 và đã được Hạ viện thông qua vào tháng 8 năm nay?

Bạn hay người nào bạn biết đã làm hồ sơ xin nhập quốc tịch Úc và BỊ ẢNH HƯỞNG bởi dự luật này từ ngày 20/4/2017?

Hãy viết email kể chuyện của mình cho chúng tôi:

Share
Published 10 October 2017 6:46pm
Updated 10 October 2017 11:03pm
By Trinh Nguyen
Source: SBS World News

Share this with family and friends