Các công việc chân tay và thường nhật sẽ dần bị tự động hóa thay thế
Phúc trình New Work Smarts của Tổ chức Người Úc trẻ (FYA) đã dự báo, trong vòng hai thập kỷ tới rất nhiều công việc sẽ thay đổi do vấn đề tự động hóa.
Người lao động trong năm 2030 các công việc có tính chất thường nhật lặp đi lặp lại và có tính chất thủ công sẽ ngày càng ít đi do tự động hóa sẽ thay thế con người, thay vào đó người lao động sẽ phải tập trung nâng cao các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, tư duy chiến lược và sáng tạo.
Người lao động cũng sẽ phải dành nhiều thời gian hơn để học trong công việc, giải quyết tình huống và áp dụng các kỹ năng khoa học và toán học.
Bà Jan Owen, giám đốc của Tổ chức FYA, cho biết, dự kiến người lao động sẽ phải dành thêm 30% thời gian so với hiện nay để học từ công việc.
Trong tương lai, số lượng nhân viên quản lý sẽ ít đi, người lao động sẽ phải tự kiểm soát và quản lý công việc của mình, áp dụng tư duy khởi nghiệp để phát triển công việc.
“Chúng tôi dự kiến con người sẽ phải dành gấp đôi thời gian để trau dồi kỹ năng tư duy phản biện, giải quyết tình huống, kỹ năng về toán học, khoa học và công nghệ, kỹ năng đọc viết.”
Trong tương lai, số lượng nhân viên quản lý sẽ ít đi, người lao động sẽ phải tự kiểm soát và quản lý công việc của mình, áp dụng tư duy khởi nghiệp để phát triển công việc.
READ MORE
3 lợi ích của kỹ năng STEM
Phúc trình cũng đồng thời cảnh báo về những thiếu sót trong hệ thống giáo dục – một hệ thống mà vẫn đang tiếp tục đánh giá học sinh dựa trên quan niệm cũ về ‘sự thông minh’.
Bà Owen cho rằng cả hệ thống học tập từ trường mẫu giáo cho tới bậc trung học và cao hơn chắc chắn cần được thiết kế lại.
“Phúc trình này cho rằng trí thông minh không chỉ là kỹ năng hiểu biết và cảm xúc, mà chúng tôi gọi đó là trí thông minh nhân loại.”
Theo bà Owen, trường học cần tập trung hơn vào những môn học STEM, bao gồm khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học.Phúc trình cũng dự đoán đã chấm dứt thời kỳ con người chỉ học một nghề nhất định rồi làm việc cả đời trong lĩnh vực đó.
Trẻ cần được học về khoa học công nghệ càng sớm càng tốt Source: wikimedia commons
Tổ chức FYA ước tính người lao động Úc trong tương lai sẽ phải trải qua ít nhất 17 lần thay đổi công ty, qua 5 lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau trong quãng thời gian đi làm.
‘Cần phải thay đổi cách học’
Robokids, một chương trình tổ chức các buổi hội thảo sáng chế robot của trẻ em đồng thời cung cấp các dịch vụ giáo dục cho trường học nhằm hỗ trợ các học sinh tham gia vào việc học trong thế kỷ 21 với công nghệ mới nhất.
Người sáng lập, Michele Miller, là giáo viên với kinh nghiệm hơn 30 năm đứng lớp.
“Chúng ta thực sự cần áp dụng phương thức học tập này càng sớm càng tốt, bắt đầu tại trường mẫu giáo và áp dụng xuyên suốt trong chương trình giảng dạy.”
Tại một trường tiểu học ở Sydney, hàng chục chuyên viên kỹ thuật nhí đang rất hăng say với công việc chế tạo robot.
Các em học sinh đã tham gia vào các lớp học ngoài giờ, miệt mài thể hiện mình có thể làm gì với các bánh xe robot.
Em Evan Jones 9 tuổi nói em đã biết rằng trong tương lai em sẽ làm việc trực tiếp trong lĩnh vực lập trình robot.
Nhưng các kỹ năng giải quyết tình huống và lập trình em đang được học tại lớp học ngoài giờ không chỉ giúp ích trong lĩnh vực chế tạo robot mà còn có thể giúp em sẵn sàng cho bất kỳ ngành nghề nào sau này, dù là chuyên viên lập trình hay viết trò chơi.
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại