Xu hướng homeschooling - trẻ học tại nhà có kết quả tốt hơn?

‘Giáo dục tại nhà’ – homeschooling – đang trở thành một xu hướng mới và ngày càng có nhiều gia đình theo đuổi xu hướng này khi kết quả NAPLAN cho thấy các trẻ học tại nhà thường có kết quả vượt trội.

Homeschooling

Giáo dục tại nhà có xu hướng tăng lên Source: SBS

Phương pháp homeschooling cho kết quả vượt trội

Theo kết quả NAPLAN và các nghiên cứu khác, những đưa trẻ được giáo dục tại nhà có kết quả vượt trội hơn các bạn đồng trang lứa ở mọi môn học, và số lượng những phụ huynh Úc cho con được học tại nhà đang tăng lên.

Tiến sỹ Rebecca English, thuộc khoa giáo dục đại học Kỹ thuật Queensland, đã từng rất ngạc nhiên với kết quả này

“Tôi đã là giáo viên 20 năm, tôi vẫn cho rằng giáo viên thì tất nhiên phải biết cách giáo dục hơn là phụ huynh.”

Thế nhưng điều bà phát hiện ra là nhiều phụ huynh lại làm rất tốt vai trò giảng dạy con cái họ ở nhà. Theo bà, đó là vì phụ huynh có thể giảng dạy theo đúng nhu cầu và khả năng của từng em.
“Giáo dục chính mạch có hạn chế trong việc dạy cái gì và khi nào thì được dạy, trong khi ở nhà, mọi nội dung đều được thiết kế cho cá nhân và được dạy đúng thời điểm ngay khi đứa trẻ cần,”
Pi, 10 tuổi, là một trong số khoảng 25,000  đến 55,000 trẻ em ở Úc đang học theo phương pháp homeschooling, nghĩa là giáo dục tại nhà. Cha mẹ của Pi đã quyết định đưa em ra khỏi hệ thống trường học chính quy khi em mới chỉ đang ở tuổi mẫu giáo.

“Giáo dục chính mạch có hạn chế trong việc dạy cái gì và khi nào thì được dạy, trong khi ở nhà, mọi nội dung đều được thiết kế cho cá nhân và được dạy đúng thời điểm ngay khi đứa trẻ cần,” mẹ của Pi, bà Myfanwy nói.

Một trong những lý do mà bà Myfawny quyết định không cho Pi đến trường, là các giáo viên thường không được phụ huynh hoặc các học sinh tôn trọng, dẫn tới tình trạng lộn xộn trong lớp học và giáo viên rốt cuộc chỉ có thể để học sinh chép tất cả những gì trên bảng bởi không thể làm được gì khác.

Cha và mẹ của Pi, Myfanwy và Daniel, là những giáo viên thời vụ tại các trường học chính quy. Họ thiết kế thời khóa biểu của Pi cho phép cô bé có thời gian chơi những trò chơi ngoài trời, hoặc học, với em trai.

“Chúng tôi luôn cố gắng hoàn thành chương trình học chính thức vào buổi sáng trước bữa trưa, để cô bé có nhiều thời gian vào buổi chiều làm những gì tùy thích.”
Pi, 10 years old
pi, cô bé 10 tuổi đang học tại nhà, có kết quả NAPLAN rất ấn tượng Source: SBS
Pi nói cô bé muốn sau này trở thành nhà khảo cổ.

“Con đã quyết định là sẽ thi NAPLAN vì con muốn biết mình đang ở đâu so với các bạn đi học ở trường,” Pi nói.

Kết quả rất ấn tượng của Pi hoàn toàn trùng khớp với một nghiên cứu được công bố bởi Quốc hội tiểu bang NSW. Nghiên cứu này về giáo dục tại nhà năm 2014, cho thấy những trẻ em học tại nhà có kết quả tốt hơn đáng chú ý ở mọi lĩnh vực của kỳ thi NAPLAN, so với những đứa trẻ đi học ở trường học chính mạch.

Theo Tiến sỹ Rebecca English, các trường thuộc nhóm Ivy Leagues (Hoa Kỳ) thích những trẻ em được giáo dục tại nhà hơn là trẻ em học ở trường chính mạch.

Ivy Leagues gồm 8 trường đại học danh tiếng của Hoa Kỳ Đại học Brown, Đại học Columbia, Đại học Cornell, Đại học Dartmouth, Đại học Harvard, và Đại học Pensylvania.
Nhưng kết quả kỳ thi thi không phải là tất cả những gì mà cha mẹ của Pi mong muốn. Quyết định để con học ở nhà nghĩa là phải sắp xếp lại một cuộc sống gần gũi gia đình và dành nhiều thời gian hơn cho hai đứa con của họ.

“Rất nhiều đồng nghiệp tôi từng làm việc đều phải làm việc từ sớm khi con cái chưa dậy và trở về nhà khi những đứa trẻ đã đi ngủ,” cha của Pi, Daniel, từng làm ở lĩnh vực tài chính, nói.

“Chúng tôi đã phải hi sinh rất nhiều, bỏ qua những tiêu chuẩn về một cuộc sống tiện nghi, bỏ qua những ý nghĩ phải kiếm thật nhiều tiền, chúng tôi phải dành thời gian nhiều hơn cho gia đình.”

Giáo dục tại nhà thường bị cho là tước đi cơ hội được hòa nhập xã hội của bọn trẻ nếu như được ở trong một môi trường có nhiều học sinh. Tuy nhiên, kết luận những đứa trẻ học tài nhà sẽ phải khó khăn trong việc tạo dựng mối quan hệ ngoài gia đình cho đến nay vẫn chưa được chứng minh.
Pi and mom
Pi và mẹ Source: SBS

'Giáo dục tự do' (unschooling) - cho trẻ tự chọn những gì cần học

“Con không thích đến trường. Con cảm thấy mọi thứ đơn điệu và nhàm chán, và nhà vệ sinh thì rất tệ,” Louis, 11 tuổi, hiện đang học ở nhà với mẹ.

Louis, một cậu bé bị tự kỷ, là một trong nhiều đứa trẻ thuộc về một nhóm được gọi là ‘giáo dục tại nhà không chủ đích’. Nhóm trẻ này là những trẻ có nhu cầu đặc biệt hoặc những trẻ bị bắt nạt ở trường, và cha mẹ không hài lòng với hệ thống nhà trường không đủ khả năng chăm lo cho con cái họ.

Và một nhánh rất thú vị của giáo dục tại nhà đó là ‘giáo dục tự do’ (Un-schoolers).

Những người theo trường phái này tin vào cách giáo dục trẻ em không theo một giáo trình nào, cho trẻ được chọn thay vì áp đặt một hệ thống giáo dục lên quan điểm cá nhân của trẻ.

“Hình thức giáo dục này đối với nhiều người có vẻ giống như một kỳ nghỉ hè,” bà Shae nói, một người mẹ 3 con, tự nhận mình là người có tư tưởng cởi mở, không tuân theo phương pháp giáo dục nào và bà cũng đang dạy con theo cách đó.

“Không có một mốc giới hạn tuổi tác, mà chỉ dựa trên việc đáp ứng đứa trẻ đó, chúng quan tâm đến điều gì, chúng học được gì, đôi khi có thể cần tới vài quyển sách để dạy chúng.”

Tannah, 12 tuổi, con gái bà, dường như rất nỗ lực.

“Toán, đọc, viết, tất cả đều có sẵn và mình chỉ cần học từ những thứ xung quanh, chẳng hạn khi bạn nấu ăn, bạn sẽ học cách đong đếm và làm tính.”

Nhưng cũng có đôi khi Shae và chồng bà, Luke, nghi ngờ về quyết định của mình.

“Có thời gian tôi thấy lo lắng, nhưng qua nhiều năm tôi lại nhận ra bọn trẻ học được rất nhiều. Và khi chúng có trách nhiệm với việc học, chúng sẽ bám sát việc học và thường dành thời gian cho các môn chúng yêu thích với sự đào sâu tìm hiểu.”

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 30 June 2017 9:43pm
Updated 30 June 2017 9:58pm
By Marcus Costello
Presented by Hương Lan
Source: The Feed

Share this with family and friends