Không cách nào có thể nói chính xác được có bao nhiêu nhà trồng cần sa đang hoạt động tại Úc, chỉ biết quy mô của hệ thống này đang ở mức đáng báo động - Chỉ huy biệt đội ma túy và vũ khí NSW Peter McErlain cho biết.
Nhiều nhà trồng cần sa có liên quan đến những tổ chức tội phạm của Việt Nam
Ông McErlain đã giải thích với về mô hình hoạt động ‘phân tán’ của tổ hợp các nhà trồng cần sa này. Chúng được thiết kế để nếu một trong số những địa điểm trồng cần sa bị phát hiện, thì cả hệ thống còn lại cũng như tình hình kinh doanh không hề bị ảnh hưởng.
Từ năm 2011, lực lượng cảnh sát NSW Zambesi đã đột kích hơn 570 ngồi nhà ở Tây Nam Sydney, tìm thấy khoảng 205 triệu đô la cần sa chỉ mới trong một vùng nhỏ – một phát hiện chấn động làm dấy lên câu hỏi về quy mô của những tổ chức này thực sự lớn mạnh đến mức nào.
Vào năm 2017, Cảnh sát Victoria đã tịch thu gần 33.000 cây cần sa, với tổng số cần sa nặng hơn 14 tấn, từ khoảng 160 nhà trồng.
Ủy ban tội phạm và tham nhũng của Queensland đã báo cáo rằng trong khi hầu hết các loài cần sa trồng trong nước là từ Victoria và Nam Úc, việc phát hiện những tội phạm trồng cần sa đến từ Việt Nam mỗi lúc một gia tăng.
Vào tháng 12, cảnh sát đã bắt giữ tổ chức trồng cần sa thủy canh lớn nhất trong lịch sử Queensland với trị giá 60 triệu đô la, liên quan đến một tổ chức tội phạm của Việt Nam.
Tại Tây Úc và Nam Úc cũng có nhiều ghi nhận sự gia tăng những nhà trồng có liên kết với các tổ chức này.
‘Nông dân cần sa’ đến từ Việt Nam
Phạm Minh Đức là một trong số những ‘nông dân cần sa’, được thuê để làm công việc trồng cần sa trong nhà. Nhiệm vụ của anh là điều chỉnh hệ thống đèn và hoàn thành một danh sách những nhiệm vụ hằng ngày. Đức không phải là người Hải Phòng đầu tiên chọn làm công việc đó.
Hoàng Vũ Duy 28 tuổi, cũng là một chàng trai người Hải Phòng đến Úc theo diện du học sinh. Thế nhưng khi thị thực của anh hết hạn, một tổ chức đã liên lạc và tuyển dụng anh vào làm.
Đức bị bắt vào năm 2016, bị giam giữ 1 năm và trục xuất. Duy bị bắt vào năm 2014 và bị trục xuất vào năm tiếp theo.
Trong quá trình lấy lời khai của những nông dân cần sa này, cảnh sát đã thu thập được thông tin về quá trình sinh sống và làm việc của họ trước đây. Không ít người trong số họ đã giải thích vì hoàn cảnh mà họ chọn trồng cần sa. Lý do là vì chỉ trong vài tuần, người trồng cần sa có thể kiếm được gấp 10 lần mức thu nhập trung bình của người Việt Nam.
Chỉ tính riêng năm nay, tại Tòa án sơ thẩm Victoria, trung bình cứ hai tuần lại có một đợt, tầm 14 người trồng cần sa đã đến Úc dưới diện thị thực sinh viên hoặc du lịch, đều đã bị kết án.
Thẩm phán đã cho biết, điểm chung của những nông dân cần sa này là họ đều chưa từng có tiền án tiền sự, họ đã đến Úc và thị thực quá hạn, họ là dân nhập cư sinh sống bất hợp pháp, thế nên không có cách nào có thể truy lùng ra họ trên đất Úc. Khi cảnh sát bắt được những người trồng cần sa, họ chẳng có thông tin gì để cung cấp. Họ chỉ đơn giản là bị giam và trục xuất.
Tất cả những người trồng cần sa đều không có thông tin gì về tổ chức ngầm đứng đằng sau kiểm soát các địa điểm trồng cần. Những người trồng cần sa trực tiếp thường là những đối tượng duy nhất bị cảnh sát bắt được.
Theo chỉ huy McErlain, các băng đảng tội phạm trồng cần sa đứng sau đã thông qua việc sử dụng sòng bạc làm nơi rửa tiền lên đến hàng triệu đô la, cũng như việc các manh mối đều có liên kết về Việt Nam. Các tổ chức phức tạp hơn sẽ sử dụng các doanh nghiệp có nguồn thu là tiền mặt như tiệm làm móng và nhà hàng để rửa tiền của họ, thay vì rửa tiền dưới hình thức tài sản và sòng bạc, vốn rất dễ bị truy tìm.
Trong quá trình điều tra của ABC 7.30, họ đã phát hiện có 5 trường hợp gần đây của các tổ chức tội phạm Việt Nam đã cố gắng nhập khẩu hàng triệu đô la thuốc phiện, ma túy đá và MDMA từ Canada và bán tại những tiệm spa ở Úc.
Thêm thông tin và cập nhật Like SBS Vietnamese Facebook
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại