Có vẻ như hầu hết người Úc đều biết được con số chính xác lãi suất của Ngân hàng Dự trữ Úc và liên tục phàn nàn về tiền bảo hiểm. Thế nhưng có một lĩnh vực mà hầu như gia đình nào cũng đang vô cũng lãng phí. Đó là mua thực phẩm quá nhiều, dẫn đến hư hỏng ăn không được và phải quăng vào thùng rác.
Một phúc trình mới đây tiết lộ các gia đình Úc lãng phí lượng thức ăn tương đương với 10 tỷ đô la, nếu tính trung bình thì mỗi gia đình đã tiêu tốn $ 1100 mỗi năm.
14% lượng thực phẩm mà chúng ta mua mỗi ngày đều kết thúc trong thùng rác.
Kết quả của bản phúc trình này còn cho thấy những người trẻ tuổi có xu hướng lãng phí thức ăn nhiều hơn, ¼ trong số họ thừa nhận quăng 20% thực phẩm mà họ đã mua mỗi tuần.
Những người dân Úc sinh sống tại các thành phố lớn có xu hướng lãng phí thực ăn hơn so với những người sống ở khu vực nông thôn hoặc hẻo lánh.
Theo bản báo cáo này, người dân Sydney là những người lãng phí thực phẩm tệ hại nhất, với 18% người dân Sydney bỏ vào thùng rác 20% thức ăn của họ.Lên kế hoạch chi tiết mua gì, ăn gì
Australians waste $10bn of food a year Source: Shutterstock
Một bà mẹ ở Queensland là Sam Jockel đã học được cách để giảm bớt sự lãng phí thức ăn của gia đình cô. Với mục tiêu chỉ dành ra $200 mỗi tuần mua thực phẩm cho 5 miệng ăn. Chiến thuật của cô là săn tìm những loại thực phẩm giảm giá hoặc có khuyến mãi mỗi tuần.
Cô Sam Jockel nói với news.com.au như sau: "Những lần mà tôi mua thức ăn sắm quá đà và không cần thiết đề là những lúc tôi ra khỏi nhà mà quên kiểm tra xem tủ lạnh của mình đang còn những gì, ở nhà đang có đồ ăn nào rồi.”
"Đôi khi tôi nghĩ rằng nhà của mình đã hết nấm rồi . Thế là tôi mua rất nhiều, nhưng sau đó về nhà thì thấy vẫn còn nửa ký nấm. Thật là lãng phí”.
Sau khi đã phạm sai lầm này quá nhiều lần, bà mẹ của ba đứa con quyết định phải mua sắm một cách có tính toán. Cô lên kế hoạch, danh sách mua sắm và chỉ mua những đồ trong danh sách này.
"Tôi cũng học được bài học về việc mua bánh mì, ngay cả khi tôi nghĩ rằng gia đình chúng tôi sẽ ăn hết, cuối cùng bánh mì vẫn bị dư thừa, mốc và phải quăng vào thùng rác”.
Thay đổi thói quen ăn uống
Sam Jockel cho biết việc thực hiện những bữa ăn theo kế hoạch và lặp lại sẽ tránh được sự lãng phí hơn, trong khi việc sắm thoải mái và sáng tạo món ăn sau khi mua thực phẩm về nhà dẫn đến sự lãng phí rất lớn.
Rabobank, người đứng đầu cuộc khảo sát, cảnh báo người Úc nên nghiêm túc xem lại chi phí mà họ dành cho thực phẩm mỗi tuần và thói quen lãng phí thức ăn.
"Khi chúng ta bớt lãng phí thức ăn, điều này không chỉ mang lại lợi ích cho túi tiền của gia đình mà còn có lợi cho môi trường, kinh tế và xã hội”. Rabobank
Bản khảo sát của Rabobank cho thấy rằng chi phí hàng năm của các gia đình để mua hàng tạp hóa đã tăng 720 tỷ đô la trên toàn quốc, người dân Sydney chi tiêu nhiều nhất, khoảng $163 một tuần, so với trung bình $159 tại tiểu bang NSW.
Các gia đình ở lãnh thổ thủ đô ACT và Queensland dành ra $ 154 mỗi tuần, trong khi Victoria chi tiêu $ 149 mỗi tuần và Tây Úc là $ 146 cho tiền thức ăn. Người dân Nam Úc và Tasmania chi trung bình $ 145 và $ 136 vào các cửa hàng tạp hóa mỗi tuần. Các gia đình dành trung bình khoảng $30 cho mỗi đứa trẻ mỗi tuần.
"Bằng cách thay đổi một số thói quen trong cuộc sống hàng ngày của quý vị, chẳng hạn như mang theo đồ ăn thừa bữa tối hôm trước cho bữa trưa và bảo đảm rằng quý vị kiểm tra tủ lạnh trước khi đi mua sắm, người Úc có thể giảm đi việc lãng phí thực phẩm và tiết kiệm tiền," ông Wealands nói.
“Hãy tưởng tưởng quý vị có thêm $ 1100 trong tài khoản ngân hàng mỗi năm. Số tiền này có thể giúp quý vị dạt được mục tiêu tài chính của mình hoặc đầu tư vào một lĩnh vực nào đó.”
Tổ chức Financial Health Barometer tìm thấy một sự liên quan giữa chất thải thực phẩm, căng thẳng tài chính và hạnh phúc của người dân Úc, những người lãng phí một nửa lượng thức ăn của họ có nhiều khả năng gặp vấn đề về tài chính.
Phúc trình này dựa trên cuộc khảo sát 2.300 người Úc trong độ tuổi từ 18 và 65.