Một phụ nữ tại Sydney chết vì sử dụng đồ sạc pin điện thoại Trung Quốc

Hàng ngàn bộ sạc điện thoại giả mạo đã bị Sở mậu dịch công bằng NSW Fair Trading tịch thu trong cuộc bố ráp các trung tâm bán thiết bị điện thoại tại Sydney.

sbs

Some of the seized charger packaging, which was styled on branded products. Photo: NSW Fair Trading Source: NSW Fair Trading

Đồ sạc pin điện thoại giả tiềm ẩn nguy hiểm chết người
Một phụ nữ ở Sydney đã qua đời sau khi bị điện giật, gây ra bởi một bộ sạc điện thoại giả mạo.

Hàng ngàn bộ sạc điện thoại kém chất lượng, với đầu kết nối USB đã bị Sở mậu dịch công bằng NSW Fair Trading tịch thu trong cuộc bố ráp các trung tâm bán thiết bị điện thoại trên khắp Sydney. Hơn 4500 mặt hàng có nguồn gốc không rõ ràng, trông giống với các sản phẩm của nhiều thương hiệu nổi tiếng, đã bị thu giữ tại một cửa hàng tại trung tâm Sydney.

Cơ quan chức năng NSW cũng thu hồi hơn 6500 phụ kiện điện thoại di động, dây dẫn và pin điện thoại có xuất xứ Trung Quốc.

Hàng trăm dây cáp, sạc pin, adapter, nhiều điện thoại Samsung giả mạo cùng pin điện thoại di động mang nhãn hiệu Apple đã bị phát hiện tại cơ sở thứ Hai. Nhiều chuyên gia cho rằng các sản phẩm này có thể gây ra nguy cơ cháy nổ trong khi sử dụng.
sbs
"The public need to be vigilant about their safety and check USB phone chargers for approval marks:" NSW Fair Trading Commissioner Rod Stowe. Source: NSW Fair Trading

Các cuộc bố ráp nhiều cửa hàng diễn ra sau khi một lô hàng mang theo các sản phẩm giả mạo bị nhân viên quan thuế thuộc Lực lượng Bảo vệ Biên giới Úc chặn lại vào đầu năm nay, dẫn đến một cuộc điều tra lớn của Fair Trading nhắm vào các nhà nhập khẩu linh kiện điện thoại.

Fair Trading khuyến cáo người tiêu dùng đã mua bộ sạc điện thoại có cổng kết nối USB, giả hiệu Apple, LG, Samsung, Huawei và Motorola nên kiểm tra, so sánh với hàng chính hãng, hoặc hàng có đóng dấu chứng nhận của Úc (approval mark).

Làm thế nào để phát hiện một bộ sạc giả
Ông Rod Stowe, thanh tra viên của NSW Fair Trading cho biết: "Một số các bộ sạc trong lô hàng mà chúng tôi thu giữ có mã vạch không chính xác, sản phẩm kém chất lượng và mạch điện có khả năng tải điện yếu hơn”.
“Người tiêu thụ cần phải thận trọng khi sử dụng các sản phẩm này, vì nó liên quan đến sự an toàn của họ. Qúy vị nên kiểm tra xem các bộ sạc pin mà quý vị mua có được chứng nhận của Sở mậu dịch công bằng Fair traiding không tại website www.fairtrading.nsw.gov.au." Rod Stowe
Ông Stowe nhấn mạnh rằng theo yêu cầu về Đạo luật An toàn Điện năng tại NSW, hay còn gọi là Electricity (Consumer Safety) Act 2004, các thiết bị điện gia dụng cần phải vượt qua quá trình kiểm tra, thử nghiệm liên quan đến an toàn điện trước khi đưa ra thị trường, bán cho người tiêu thụ.

Các nhà chức trách khuyến cáo công chúng không nên mua những bộ sạc điện thoại có kết nối USB không rõ nguồn gốc, sau cô Sheryl Aldeguer, 28 tuổi ở Sydney bị điện giật chết bởi một bộ sạc pin không rõ nguồn gốc vào năm ngoái.
sbs
Sheryl Aldeguer was electrocuted in her home in April 2014. Photo: Facebook Source: Supplied
Dụng cụ sạc pin này được bán với cực kỳ rẻ là $4,95, bao gồm một dây nối từ bộ sạc pin với điện thoại và một máy tính xách tay.

Ông Rod Stowe, thanh tra viên của NSW Fair Trading phát biểu: “Khi mua đồ sạc pin điện thoại, quý vị nên tránh những món hàng có giá quá rẻ. Phải có một lý do nào đó, mặt hàng điện gia dụng đó mới rẻ như vậy. Qúy vị có thể đặt đang đặt cược sức khỏe, tính mạng của mình và nuôi dưỡng một nền kinh tế lừa đảo người tiêu thụ”.

Hình phạt cho việc bán các sản phẩm không được Fair trading chấp thuận sẽ là mức phạt tối đa lên đến $55,000 hoặc hai năm tù giam đối với cá nhân và $550,000 với các công ty.

Share
Published 13 June 2016 3:30pm
Updated 13 June 2016 3:35pm
By Bích Ngọc
Source: Sydney Morning Herald

Share this with family and friends