Sau cuộc điều tra phối hợp của Fairfax Media và ABC 7.30 về phương pháp kiểm nghiệm NMR đối với mật ong tại phòng thí nghiệm QSI của Đức cho thấy, một nửa số mẫu lấy từ siêu thị Úc là mật ong ‘giả’, tức có pha trộn với các syrup rẻ tiền, tạp chất nhưng lại được dán nhãn mật ong nguyên chất.
ACCC đã có thông báo thành lập nhóm điều tra để theo đuổi chuyện này đến cùng.
Phòng thí nghiệm QSI đã kiểm nghiệm 28 mẫu thử và phát hiện có 12 mẫu nhiễm tạp chất, trong đó có 4/6 thương hiệu mật ong Black and Gold của IGA, 2/6 thương hiệu Bramwell’s Mixed Blossom của ALDI và 6/8 thương hiệu Allowrie của Capilano đều không vượt qua được bài kiểm nghiệm.
Tuy nhiên mật ong có nguồn gốc của Úc thì qua được bài kiểm tra.
Capilano lên tiếng khẳng định họ chỉ nhập mật ong từ những nguồn có uy tín và đã cho kiểm tra từng lô hàng về tính xác thực.
Capilano cũng bác bỏ độ chính xác của phương pháp NMR đối với nhãn hiệu Allowrie khi kết quả được công bố lần đầu tiên. Công ty này còn đề xuất nước Úc nên tự phát triển hệ thống kiểm tra NMR cho riêng mình.
Nguồn làm giả mật ong quốc tế, thường là các băng nhóm tội phạm ở Trung Quốc, sản xuất mật ong giả và bán cho những nhà cung cấp không bị tình nghi với giá cao hơn, nhằm kiếm lợi nhuận. và không chỉ ở Úc mà cả mật ong đang được bán ở châu Âu.
Phí phòng thí nghiệm QSI cho hay, cuộc chiến mật ong là cuộc chiến trường kỳ, nhằm đi trước một bước những kẻ làm giả ở Trung Quốc, một số ở Việt Nam và Thái Lan, luôn tìm cách thức mới để lừa các phương pháp kiểm tra bằng cách tạo ra các siro rẻ tiền mới để tránh sự phát hiện của NMR.
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại