Thương hiệu Capilano và các siêu thị bị cáo buộc bán mật ong giả

Công ty mật ong lớn nhất của Úc Capilano và một số chuỗi siêu thị đang phải đối mặt với những cáo buộc bán mật ong giả. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy hơn một nửa mẫu bị nhiễm tạp chất, và nguồn mật ong của công ty có đến 70% nhập từ nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc.

SBS

Capilano Honey products Source: Capilano website

Một phòng thí nghiệm khoa học quốc tế hàng đầu đã cho kiểm nghiệm các mật ong của siêu thị Úc, và phát hiện một nửa số mẫu được lấy từ các quầy kệ siêu thị bị tạp nhiễm, có nghĩa là nó được trộn với những thành phần khác. Các mẫu có tạp chất đều là các sản phẩm pha trộn từ mật ong địa phương và nhập khẩu.

Một cuộc điều tra phối hợp giữa Fairfax media và ABC’s 7.30 vào ngành công nghệ mật ong đã thu thập được 28 mẫu mật ong nhập và pha trộn từ các siêu thị của Úc như Coles, Woolworths, ALDI và IGA. Sử dụng phương pháp NMR (Nuclear Magnetic Resonance – Cộng hưởng từ hạt nhân) đã cho kết quả 12/28 mẫu bị nhiễm tạp chất.

Thương hiệu Mixed Blossom Honey của công ty Capilano, có nguồn mật ong lấy từ Úc và nước ngoài, và công ty này xác nhận sản phẩm của họ 100% là mật ong thật, nhưng kết quả cho thấy có tạp chất trong phần lớn các mẫu kiểm nghiệm.

Bốn trong số 6 loại mật ong hiệu Black and Gold của IGA cũng bị nhiễm tạp chất, 2/6 nhãn hiệu của ALDI Bramwell không đạt chuẩn kết quả của NMR và 6/8 nhãn hiệu Allowrie của Capilano bị phát hiện tạp nhiễm.

Công ty Capilano đã kịch liệt phản đối các cáo buộc và lên tiếng chỉ trích phương pháp kiểm nghiệm này, cho rằng hình thức này khác với cách thức kiểm nghiệm của Úc.

Capilano, công ty này đã tự tin 100% vào mật ong Alowrie của họ, trong đó 70% là mật ong nhập, là tinh khiết và nói rằng họ không ngạc nhiên khi kết quả cho thấy sự yếu kém của phương pháp NRM.

Theo lời công ty Capilano, một trong những điểm yếu kém của phương pháp này là không phát hiện ra mật ong pha trộn từ những vùng khác nhau là mật ong 100%, điều mà phòng thí nghiệm QSI của Đức kịch liệt phản đối.
Jars of Beeotic honey are pictured at the Capilano honey factory.
Australia's biggest honey producer, Capilano, is set to be acquired by a private consortium. Source: AAP
Công ty này không chịu trả lời phỏng vấn, nhưng trong một thông cáo họ nói ‘luôn tuân thủ chất lượng và độ tinh khiết của tất cả các nhãn hiệu mật ong của công ty, trong đó có Allowrie, không bao giờ thất bại trước cuộc kiểm nghiệm chính xác và minh bạch từ những phòng thí nghiệm nổi tiếng thế giới”.

Mặc cho những giận dữ của Capilano, các chuyên gia quốc tế đều đứng về phía phương pháp NRM trong việc phát hiện mật ong giả.

Fairfax và ABC đã liên lạc với IGA, ALDI, Coles và Woolworths về kết quả kiểm nghiệm.

ALDI đã lấy ra khỏi quầy 2 sản phẩm trong dòng Mixed Blossom Honey mà phòng thí nghiệm QSI của Đức cho kết quả ‘tạp chất’. Trong một thông cáo, siêu thị nói ‘tạp chất là một tố giác hết sức nghiêm trọng, cho thấy có phụ gia hoặc các thành phần đã được thêm vào sản phẩm với số lượng lớn, nhằm giảm giá thành hoặc thay đổi khẩu vị’.

Thông cáo cũng nói rõ ALDI sẽ điều tra các cáo giác, và nếu cuộc điều tra kết luận sản phẩm bị tạp nhiễm, họ sẽ hoàn toàn loại bỏ sản phẩm ra khỏi siêu thị và sẽ có hành động với nhà cung cấp.

Woolworths thì cho biết sẽ làm việc với nhà cung cấp để rà soát lại thành phần trước khi có quyết định bước tiếp theo.

Coles cho biết họ đã lấy các sản phẩm Allowrie ra khỏi quầy từ tháng 7.

Một vấn đề toàn cầu

Vấn đề này không chỉ tồn tại riêng ở Úc, mà với cả Liên Âu, khi hầu hết mật ong ở đây được nhập khẩu từ Trung Quốc. Bà Beckh đến từ phòng thí nghiệm QSI của Đức nói sự nhiễm tạp chất trong mật ong là một vấn đề toàn cầu, và mật ong Trung Quốc có nhiều vấn đề nhất.

Bà cho hay các nhà bán lẻ Trung Quốc đã công khai thừa nhận mật ong được kiểm nghiệm bởi phương pháp NMR được bán giá cao hơn. Điều này chứng minh sự chính xác của phương pháp NMR.

“Nếu khách hàng muốn sản phẩm mật ong giá rẻ, thì họ sẽ có sản phẩm họ nghĩ rằng đó là mật ong nhưng không phải.”

Các chuyên gia cho rằng mật ong tạp nhiễm thường được trộn với siro gạo và siro củ dền và một số chất không xác định khác, mà thường không thể bị phát hiện bởi các phương pháp kiểm nghiệm mật ong chính thức.

Nguồn làm giả mật ong quốc tế, thường là các băng nhóm tội phạm ở Trung Quốc, sản xuất mật ong giả và bán cho những nhà cung cấp không bị tình nghi với giá cao hơn, nhằm kiếm lợi nhuận.

Bà Beckh nói đây là cuộc chiến thường trực để đi trước những kẻ làm giả Trung Quốc, một số ở Việt Nam và Thái Lan, luôn tìm cách thức mới để lừa các phương pháp kiểm tra bằng cách tạo ra các siro rẻ tiền mới để tránh sự phát hiện của NMR.
honey dripping on a spoon
Almost one fifth of Australian honey samples found to not be pure Source: Pixabay
Tại Trung Quốc, số lượng tổ ong đã tăng 6.7% trong 10 năm qua tính đến năm 2016, nhưng xuất khẩu lại tăng vọt lên 200%.

Công ty luật King & Wood Malleson xác nhận họ sẽ gửi kết quả cho Uỷ hội Cạnh tranh và Tiêu dùng Úc (ACCC), nói rằng đó là cách duy nhất để giải quyết vấn đề mật ong giả, và đây là hành vi vi phạm luật nghiêm trọng có thể chịu hình phạt cao nhất.

Trong khi đó các nhà sản xuất mật ong trong nước thì phải luôn cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu giá rẻ và các nhà trồng hoa cũng yêu cầu phải có hành động.

65% nông nghiệp phụ thuộc vào sự thụ phấn của loài ong, và ‘ong và nước là hai thành tố quan trọng nhất đối với nông nghiệp’, một nông gia trồng cây ăn trái và rau cho biết.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share
Published 3 September 2018 5:35pm
Updated 3 September 2018 5:38pm
By Hương Lan

Share this with family and friends