Mặt nạ và máy lọc không khí có giúp ngăn chặn khói bụi từ cháy rừng xâm nhập cơ thể?

Chỉ có một hiệu mặt nạ và một loại máy lọc không khí thật sự hiệu quả.

A woman seen wearing a dust mask as smoke haze from bushfires in New South Wales blankets the CBD in Sydney, Tuesday, December 3, 2019. (AAP Image/Joel Carrett) NO ARCHIVING

Some Sydney-siders are wearing face masks to help cope with the smoke. Source: AAP

Tình trạng ô nhiễm tại Úc vì cháy rừng

Đối với người dân Úc hiện nay, việc nhìn thấy những làn khói mù mịt khi vừa mở mắt thức dậy đang trở thành một cảnh tượng cực kỳ quen thuộc với rất nhiều người trên cả nước.

Trong tuần này, Sydney lại bị khói mù phủ kín vì cả trăm đám cháy đang hoành hành dữ dội trên khắp tiểu bang với hàng chục ngọn lửa vẫn nằm ngoài vòng kiểm soát, trong khi tiểu bang Queensland đã bị đặt vào tình trạng hỏa hoạn khẩn cấp hồi tháng trước khiến chất lượng không khí của Brisbane còn kém hơn Bắc Kinh vì bị khói mù dày đặc bao phủ.

Nhiều người Úc ở các vùng ngoại ô, những vùng xa xôi hẻo lánh và khu vực nông thôn cũng đã phải đương đầu với khói và bụi trong nhiều tuần.

Tác hại của tình trạng không khí ô nhiễm vì cháy rừng

Theo giới chức y tế, khói bụi từ các đám cháy rừng bị xem là sẽ ảnh hưởng tai hại đến hệ hô hấp vì chúng chứa chứa các hạt rất mịn có thể đi sâu vào phổi và làm hư hại cơ quan này.

Điển hình là riêng tại Sydney đã có hàng chục người phải nhập viện khẩn cấp vì bị ảnh hưởng nặng nề bởi việc hít khói bụi từ các vụ cháy rừng.

Tại Queensland, số người bị nghẹt thở vì khói mù ngày càng tăng cao.

Điều đáng lo ngại là mặc dù hầu hết những người khỏe mạnh có thể không hề hấn lắm nếu chỉ phải tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong một thời gian ngắn, nhiều lắm là chỉ bị xốn mắt và khó chịu cổ họng, nhưng khi phải hít thở trong làn không khí này thường hơn, kể cả người khoẻ mạnh cũng có thể bị các hạt mịn ảnh hưởng đến tim phổi, chứ không chỉ những người có sức khoẻ yếu kém.

Cần làm gì để giảm thiểu những ảnh hưởng này?

Cách tốt nhất là không ra khỏi nhà nếu có thể để tránh hít phải khói bụi, nên đóng kín các cửa chính và cửa sổ, cũng như dùng máy lọc khí (air filter/purifier) để không khí trong nhà bớt ô nhiễm.

Còn nếu phải ra ngoài thì nên dùng mặt nạ (face mask).

Thậm chí những người không sống trong các vùng cháy rừng cũng có thể bị ảnh hưởng, vì vậy thông điệp chung là mọi người cần giảm thiểu việc tiếp xúc với khói mù bằng nhiều cách khác nhau: tốt nhất là vào những ngày có mức ô nhiễm cao, nên dành nhiều thời gian trong nhà và tránh ra ngoài trời, kể cả nên ngưng tập thể dục, nhất là đối với những người dễ bị ảnh hưởng như trẻ em, người già, phụ nữ mang thai hay những người đau ốm, nhất là những người đang mắc bệnh tim mạch hay các bệnh về đường hô hấp.

Có phải bất cứ loại máy lọc không khí và mặt nạ nào cũng giúp chống ô nhiễm hiệu quả?

Theo các chuyên gia, các loại mặt nạ bằng vải hoặc bằng giấy không có tác dụng thật sự vì không che kín mũi miệng, chỉ có một loại mặt nạ mà những người thợ ngành xây dựng thường đeo mới được giới chuyên môn chấp nhận, đó là mặt nạ hiệu P2 (P2 mask) vì có nhiều kích cỡ khác nhau giúp che kín nữa khuôn mặt và có thể ngăn chặn được các hạt bụi rất nhỏ.
P2 masks come in a variety of sizes and shapes
P2 masks come in a variety of sizes and shapes Source: Getty Images
Trong khi máy lọc không khí (air purifier), có rất nhiều hiệu trên thị trường hiện nay, nhưng tương tự, theo giới chuyên môn, chúng cũng không lọc được các hạt li ti, mà chỉ có những máy có đánh dấu đạt tiêu chuẩn HEPA trên nhãn hiệu mới thât sự hữu ích.

HEPA là từ viết tắt của high-efficiency particulate air và có tác dụng lọc đến 99,97 phần trăm, tức gần như có thể lọc hoàn toàn các phân tử li ti trong không khí có đường kính chỉ 0,3 micrometer, tức khoảng 3 phần triệu mét.
HEPA filter with functional description
HEPA filter with functional description Source: Wikipedia

Share
Published 5 December 2019 2:16pm
Updated 5 December 2019 9:20pm
By Thanh Vi

Share this with family and friends