Kỷ lục nhiệt độ cao nhất liên tục bị phá 206 lần chỉ trong 90 ngày tại Úc

Phúc trình của Ủy hội Thời tiết nói hơn 206 kỷ lục về nhiệt độ cao đã bị phá chỉ trong 90 ngày trong năm 2019. Điều tồi tệ hơn nữa là những ngày hè sắp tới có thể lên đến 50 độ C.

Many parts of NSW have been hit by drought.

Many parts of NSW have been hit by drought. Source: AAP

Phúc trình nói Sydney và Melbourne có thể gánh chịu những ngày hè 50 độ C trong năm 2020, nếu khí thải nhà kính tiếp tục tăng cao.

Ủy hội Thời tiết nói hơn 206 kỷ lục về nhiệt độ đã bị phá chỉ trong 90 ngày, trong đó bao gồm nhiệt độ đo được cao chưa từng thấy xảy ra tại 87 địa điểm.

Tại NSW, nhiệt độ tăng cao hơn mức trung bình 3.41 độ C.

Phúc trình nói “Chỉ tính từ tháng Tám năm 2019 đến nay, Queensland và New South Wales bị thiệt hại về nhà cửa vì cháy rừng nhiều hơn bất kỳ năm nào trước đó, với những tháng nóng nhất của mùa cháy rừng vẫn còn tiếp tục xảy ra.”

Những trận cháy rừng vừa xảy ra khiến không khí trở nên độc hại tại những thành phố như Sydney, bị khói bụi bao phủ khắp nơi liên tục nhiều ngày.

Tiến sĩ Kate Charlesworth nói chất lượng không khí ảnh hưởng thật tồi tệ tại một vài nơi trong thành phố, bà nói thậm chí “có chỗ không khí độc hại tương đương với việc hút 40 điếu thuốc một ngày”.
The Sydney skyline is seen from Balmain as winds blow smoke from bushfires over the CBD in Sydney, Friday, November 22, 2019.
The Sydney skyline is seen from Balmain as winds blow smoke from bushfires over the CBD in Sydney, Friday, November 22, 2019. Source: AAP
Tại Úc, nguy cơ chủ yếu mà sự biến đổi khí hậu gây ra cho người dân vẫn là những đợt nắng nóng. Thời tiết nóng gây ra nhiều căn bệnh như kiệt sức, đau tim và các bệnh về thận.

Tiến sĩ Charlesworth nói “Biến đổi khí hậu là một vấn đề y khoa nghiêm trọng. Các chuyên gia y khoa có nhiệm vụ phải lên tiếng, giống như trách nhiệm phải lên tiếng trước các vấn đề như chất asbestos và thuốc lá”.

Úc ngày càng thường xuyên bị những đợt nắng nóng tấn công, đó là khi có ít nhất ba ngày liên tiếp, nhiệt độ luôn luôn ở mức cao.  

Những đợt nóng trong năm 2019 bắt đầu sớm hơn 19 ngày tại Sydney và 17 ngày tại Melbourne, nếu so sánh với số liệu từ giai đoạn 1981-2011 và 1950-1980.

Số ngày nắng nóng trong một đợt nóng cũng tăng lên tại các thành phố Perth, Adelaide, Melbourne, Sydney, Canberra và Hobart, kể từ năm 1950.

Ngày nóng nhất của một đợt nắng nóng cũng có nhiệt độ cao hơn trước.

Phúc trình nói Sydney và Melbourne có thể trải qua những ngày hè 50 độ C trước cuối năm sau.

Hạn hán cũng là một vấn đề, khi miền Trung Tây NSW sắp sửa đối mặt với một mùa hè đầy nguy hiểm.

Phúc trình ghi nhận từ tháng 1/2017 tới 10/2019 là giai đoạn khô hạn nhất tại khu vực sông Murray-Darling Basin.
Darling River Community Feel Effects Of Alleged Murray-Darling Basin Mismanagement
A Kangaroo drinks from the Darling River on January 17, 2019 in Louth, Australia. Source: Getty
Hạn hán kéo dài khắp đông bộ nước Úc đe dọa đến mùa màng trong vòng ba năm liên tiếp. Sản lượng lương thực quốc gia mùa hè năm nay được dự báo sẽ giảm tới 20 phần trăm, chỉ còn 2.1 triệu tấn trong vụ thu hoạch 2019/ 2020.

Giáo sư Will Steffen, lãnh đạo Ủy hội Thời tiết và tác giả của phúc trình cho hay: “Những vùng quê chủ chốt như Orange và Dubbo đang đối mặt với việc thiếu nước trầm trọng, mùa hè này sẽ còn bị ba vấn đề kinh khủng tấn công cùng lúc đó là các đợt nóng, hạn hán và cháy rừng”.

“Chúng tôi đã thấy cháy rừng xảy ra ở đây ngay trong mùa đông, các đợt nóng khiến mùa xuân bị mất hút còn hạn hán thì ngày càng dài. Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến tất cả mọi thứ.”

Ông Rob Lee là một nông gia chăn cừu và bò tại Larras Lee, phía tây bắc Orange. Ông nói ông lo lắng trước sự thay đổi của khí hậu trong 15 năm qua, đó là lý do tại sao ông gia nhập tổ chức “Nông gia hành động vì Khí hậu”.

“Chúng tôi có thể thấy điều kiện thời tiết đang thay đổi. ít mưa hơn, mùa đông khô hạn hơn, không thể dựa vào lượng nước mưa, còn các con đập thì ngày càng khô hạn.

“Chưa từng thấy cơn hạn hán nào tồi tệ như vậy. Hồi năm 2018, chúng tôi phải bán đi 1/3 số lượng bò, năm nay phải bán thêm 1/3 nữa. Đợi lứa còn lại đẻ con xong, thì chúng tôi dự định sẽ bán hết bò và chỉ nuôi cừu mà thôi.”

“Chúng tôi từng xây những lô đất khô hạn chỉ để chăn cừu. Nó giúp bảo vệ lớp đất trên cùng khỏi bị biến thành bụi khi thời tiết khô hạn”.

“Chúng tôi đã làm nhiều thứ trong nông trại để đối phó, tuy nhiên nếu thời tiết tiếp tục diễn biến như thế này, khô hạn ngày càng kéo dài, thì sẽ rất khó để nông gia sinh sống”.

“Úc cần phải hành động nghiêm túc và đáng tin cậy để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Đầu tư vào năng lượng tái tạo, đây sẽ là cơ hội tạo ra nhiều công việc tại những vùng quê như Trung Tây”.

Share
Published 4 December 2019 3:31pm
Updated 4 December 2019 5:35pm

Share this with family and friends