Flexitarian hay những người ăn chay linh hoạt là những người thỉnh thoảng mới ăn thịt và cá. Từ này bắt đầu được sử dụng năm 1998 để chỉ những người thường xuyên nhưng không phải lúc nào cũng ăn chay.
Ăn chay linh hoạt là thế nào?
Mục tiêu của những người ăn chay linh hoạt là ăn nhiều rau củ hơn, chứ không phải ngừng ăn thịt. Một người ăn chay linh hoạt thường ăn thịt 3 hoặc hơn 3 ngày một tuần, trong khi một người ăn chay nửa vời (semi-vegetarian) sẽ ăn thịt 2 ngày hoặc ít hơn 2 ngày/tuần. Ngoài ra cũng có những người không ăn thịt nhưng có ăn cá và hải sản gọi là Pesco-vegetarians, và những người không ăn thịt cá nhưng có ăn trứng và các sản phẩm từ sữa gọi là ovo-lactovegetarians. Chúng ta cũng có những người thường xuyên chỉ ăn trái cây và thỉnh thoảng ăn các loại hạt đậu, gọi là Fruitarians. Còn những người không ăn bất kì sản phẩm nào từ động vật thì gọi là vegans.
Theo một báo cáo của Anh, có nhiều nữ giới giảm ăn thịt hoặc cân nhắc việc giảm ăn thịt hơn (50%) hơn so với nam giới (38%)
Những lợi ích sức khoẻ của việc ăn chay linh hoạt
25 nghiên cứu đã cho thấy áp dụng thực đơn ăn chay linh hoạt mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ như giúp giảm huyết áp, điều chỉnh cân nặng, nâng cao quá trình trao đổi chất và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Trong một chương trình kiểm tra, các chuyên gia quan sát hiệu quả của 5 chương trình ăn chay trong việc giúp giảm cân sau 6 tháng. Các chuyên gia ấn định những người tham gia với các thực đơn giảm cân, bao gồm thực đơn ăn chay (vegaterian), thực đơn vegan, thực đơn ăn chay nửa vời, thực đơn ăn chay có hải sản và thực đơn có thịt. Kết quả cho thấy những người dùng thực đơn vegan giảm được nhiều cân nhất (giảm được 7,5% cân so với lúc đầu), theo sau là những người dùng thực đơn ăn chay vegetarian (giảm được 6,3% cân ban đầu). Các nhóm còn lại chỉ giảm 3% so với cân ban đầu.
Một tổ hợp nghiên cứu khác thì quan sát 73 nghìn thành viên, chủ yếu là những người ăn chay, của Giáo hội cơ Đốc Phục Lâm trong vòng 5 năm. Kết quả cho thấy những người ăn chay trong Giáo hội có tỉ lệ tử vong thấp hơn so với những người không ăn chay. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào khẳng định rằng ăn chay là nguyên nhân làm người ăn chay sống lâu hơn, vì có nhiều yếu tố khác giúp những người ăn chay của Giáo hội khoẻ mạnh hơn như việc họ không hút thuốc, không uống rượu và có lối sống lành mạnh.
Kết quả cũng cho thấy nguy cơ tử vong ở nam giới ăn chay thấp hơn so với nữ giới. Các chuyên gia cũng quan sát thấy nhóm ăn chay và hải sản có tỉ lệ tử vong thấp nhất, theo sau là nhóm vegan và nhóm ăn các sản phẩm từ sữa và trứng. Thế nhưng các chuyên gia không phát hiện mấy khác biệt giữa nhóm ăn chay linh hoạt, ăn chay nửa chừng và những người không ăn chay.Các nghiên cứu khác về những người theo Cơ Đốc Phục Lâm cũng kết luận rằng những người ăn chay ít có nguy cơ bị ung thư hơn so với những người không ăn chay.
Barbecued pizza with roasted cherry tomato and garlic scape pesto Source: Cristina Sciarra
Những người ăn chay nhưng có dùng các sản phẩm từ sữa và trứng (ovo lacto vegetarians) ít có nguy cơ mắc ung thư ruột thừa hơn, trong khi những người vegan nhìn chung giảm được nguy cơ mắc các bệnh ung thư và các bệnh ung thư phổ biến trong nữ giới. Tuy nhiên một nghiên cứu khác thì kết luận rằng ngoài thực đơn vegan, các loại thực đơn ăn chay khác không thực sự giúp giảm nguy cơ mắc ung thư vú.
Nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cũng thấp hơn ở nam giới da trắng ăn theo thực đơn vegan so với các nhóm ăn chay khác và không ăn chay. Nhóm có tỉ lệ mắc ung thư ruột thấp nhất là nhóm ăn chay và hải sản, kế tiếp là nhóm ăn chay và các sản phẩm từ trứng sữa, và cuối cùng là nhóm vegan. Tuy nhiên, cần nhớ rằng các nghiên cứu này có đối tượng là người theo Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm, nên chúng ta không thể dùng kết quả này để suy ra các nhóm khác.Một nghiên cứu lớn khác thì kiểm tra mối tương quan giữa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và các loại thực đơn ăn chay bằng cách quan sát 200 nghìn người từ Health Professional Follow-up and Nurse Health Studies. Kết quả cho thấy thực đơn ăn chay tốt cho sức khoẻ nhất là những thực đơn có nhiều ngũ cốc nguyên cám, trái cây, rau, hạch, đậu, dầu thực vật, trà, cà phê, và ít nước hoa quả, nước ngọt, ngũ cốc tinh chế, khoai tây, đồ ngọt, các món ngọt tráng miệng và các sản phẩm từ động vật.
Khao Phot Ping - Grilled corn with salty coconut cream Source: Food Network
Những người ăn các thực đơn chay như trên giảm 66% nguy cơ bị tiểu đường loại 2 so với nhóm ăn các loại thực đơn khác ít có lợi cho sức khoẻ hơn. Cân nặng của những người tham gia không ảnh hưởng tới kết quả. Điều đó có nghĩa ăn nhiều rau quả hơn sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 bất kể cân nặng của bạn.
Nghiên cứu cũng phát hiện rằng bất kể cân nặng, những người ăn nhiều ngũ cốc tinh chế, khoai tây, món tráng miệng và ít rau có nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 cao hơn 16% so với những người ăn nhiều rau. Điều này cho thấy tầm quan trọng và cần thiết của việc biết cách làm các món ăn rau củ bổ dưỡng và ngon thay vì chỉ chế biến các món thịt.
Ngày thứ Hai không ăn thịt
Nếu bạn đang tìm cách giảm việc ăn thịt thì hãy để (thứ Hai không ăn thịt) giúp bạn. Trên website của Meat Free Monday có rất nhiều thực đơn của các món ăn chay và vegan.
Meat Free Monday là một chiến dịch phi lợi nhuận được bắt đầu năm 2009 bởi Paul, Mary và Stella McCartney.
Ngoài những lợi ích về sức khoẻ, có rất nhiều lý do khác khiến nhiều người quyết tâm giảm hoặc ngừng ăn thịt. Đó có thể là vì họ muốn bảo vệ quyền động vật, hoặc muốn bảo vệ môi trường, hoặc muốn giảm đói nghèo trên thế giới.
Meat Free Monday muốn nâng cao nhận thức của công chúng về những vấn đề này và động viên mọi người hãy cố không ăn thịt 1 ngày trong tuần để nâng cao sức khoẻ. Bạn có thể đăng ký thư tin trên website của họ để được cập nhật thông tin mới nhất về chiến dịch.
Vậy nên nếu bạn muốn khoẻ hơn, muốn bảo vệ hành tinh này, muốn bảo tồn tài nguyên để giảm đói nghèo, hay chỉ muốn học cách làm các món ăn mới, hãy cân nhắc làm một người ăn chay linh hoạt.