Liệu coronavirus đã ngừng biến thể và trở nên dễ lây lan hơn?

Một nghiên cứu mới đáng lo ngại cho thấy COVID-19 có khả năng đã ngừng biến thể, nghĩa là nó đã thích nghi với con người và trở nên dễ lây lan hơn.

Coronavirus in Australia

ၾသစေၾတလ်ရဲ့ ကိုရိုနာဗိုင္းရပ္စ္ Source: Pixabay

Nghiên cứu do một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Bách khoa Hong Kong thực hiện, đã so sánh các mẫu chủng coronavirus được thu thập từ các ổ dịch khác nhau trong khu vực kể từ cuối tháng Sáu.


 Highlights:

  • Phát hiện mới cho thấy coronavirus ngừng biến đổi vì đã thích nghi với cơ thể con người

  • WHO cho biết coronavirus không tồn tại xu hướng ảnh hưởng theo mùa.

  • Thế giới ghi nhận hơn 16,5 triệu trường hợp nhiễm coronavirus.


“Coronavirus đã tiếp tục biến thể trong đợt thứ nhất và thứ hai khi chúng tôi thực hiện nghiên cứu tương tự”, Phó giáo sư Gilman Siu Kit-hang nói với tờ South China Morning Post.

“Nhưng phát hiện lần này rất khác biệt, chứng tỏ virus đã thích nghi với cơ thể con người, do nó đã ngừng đột biến, hoặc là những trường hợp đó đều nhiễm virus tại cùng một địa điểm trong một khoảng thời gian ngắn.”

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Bách khoa Hong Kong cũng phát hiện ra các chủng trong hơn 20 trường hợp được xác nhận gần đây tại địa phương rất giống với một số trường hợp từ nước ngoài, chứng tỏ chúng có cùng nguồn gốc.
“Nghiên cứu đã làm sáng tỏ về cách thức đại dịch lan rộng khắp thành phố và chính quyền sẽ kiểm tra các kết luận”, Bộ trưởng Thực phẩm và Y tế Sophia Chan Siu-chee nói.

“Trình tự di truyền do các chuyên gia thực hiện là bằng chứng thực nghiệm hiệu quả cung cấp cho chúng ta một bức tranh rõ ràng hơn”, Bà Chan nói. “Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe đã không thể tìm thấy nguồn sớm hơn, nhưng bây giờ có bằng chứng và chúng tôi sẽ theo dõi một cách nghiêm túc”.
Thông tin được đưa ra khi Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo đại dịch coronavirus có khả năng là một cơn sóng lớn, và không tồn tại xu hướng ảnh hưởng theo mùa.
"Người dân vẫn nghĩ về các mùa dịch. Điều tất cả chúng ta cần hiểu là đây là một virus mới... và nó phát triển khác", người phát ngôn của Tổ chức Y tế Thế giới, bà Margaret Harris phát biểu trong cuộc họp trực tuyến. Theo bà Harris, thế giới không nên nghĩ về các "đợt sóng" bùng phát dịch và điều tốt nhất để ngăn dịch bệnh tiếp tục là hạn chế tối đa sự lây lan.

"Đây sẽ là 1 cơn sóng to duy nhất. Nó sẽ tiếp tục đi lên và hạ thấp một chút", bà nhấn mạnh.

Theo bà Margaret Harris, thực tế đã chứng minh rằng tốc độ lan truyền của coronavirus không hề giảm vào mùa hè. Bà nói rằng yếu tố ảnh hưởng đến sự lây lan là việc tụ tập đông người, không áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội và không sử dụng các biện pháp phòng ngừa khi tiếp xúc gần. Vì vậy, ở những địa phương xảy ra tụ tập đông người và tiếp xúc gần thì dịch bệnh đã lây lan rất nghiêm trọng.

Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, tính đến nay đã có hơn 16,5 triệu trường hợp nhiễm coronavirus được ghi nhận trên toàn thế giới.
Hoa Kỳ có nhiều trường hợp nhiễm và tử vong nhất - với hơn 4,3 triệu trường hợp nhiễm và gần 150.000 trường hợp tử vong.

Brazil có gần 2,5 triệu, Ấn Độ có 1,4 triệu và Nga có hơn 822 ngàn trường hợp. Nam Phi và các quốc gia vùng Vịnh bao gồm Oman và Bahrain được xem là các điểm nóng với số ca nhiễm tăng nhanh.

Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các quốc gia vẫn đang chật vật kiểm soát tình trạng lây nhiễm mặc dù trước đó một số nơi đã chế ngự được dịch bệnh.
Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. 

Xét nghiệm sẵn có ở khắp nơi trên nước Úc. Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy ở nhà và gọi cho bác sĩ của bạn để kiểm tra, hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.

Xem tin tức và thông tin bằng 63 ngôn ngữ tại: 

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 
 


Share
Published 29 July 2020 6:51pm
Updated 29 July 2020 6:56pm
By Thanh Ngôn

Share this with family and friends