Highlights
- Đến nay, 116 quốc gia ủng hộ kiến nghị của Úc thực hiện cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc coronavirus.
- Úc theo đuổi kiến nghị này diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Úc và Trung Quốc đang xấu đi.
- Trung Quốc đe doạ tẩy chay Úc, đã có hành động cụ thể: cấm 4 công ty xuất cảng thịt, doạ tăng 80% thuế lúa mạch.
54 quốc gia thành viên của Nhóm các Quốc gia Phi châu (GAFS) sẽ đồng ủng hộ kiến nghị này, chung sức với 62 quốc gia khác bao gồm Nga, Indonesia, Ấn Độ, Nhật Bản, Anh và Canada. 27 thành viên của Liên minh Châu Âu đều có mặt trong danh sách, cùng với Brazil, Hàn Quốc, Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ và New Zealand – nâng tổng số quốc gia ủng hộ kiến nghị của Úc lên 116.
Dự thảo nghị quyết kêu gọi đánh giá khách quan, độc lập và toàn diện về phản ứng quốc tế đối với đại dịch COVID-19.
Không có đề cập đến Trung Quốc, nhưng việc Úc thúc đẩy cuộc điều tra đã khiến Bắc Kinh tức giận, dẫn đến hành động sau đó là đe dọa áp đặt một mức thuế khổng lồ lên lúa mạch của Úc và ngưng nhập cảng một số mặt hàng thịt bò Úc.
Tổng trưởng Y tế Greg Hunt sẽ đại diện cho Úc tại cuộc họp trực tuyến của Hội đồng Y tế Thế giới vào tối thứ Hai.
Dự kiến một cuộc bỏ phiếu diễn ra vào đầu giờ ngày thứ Ba.
Ngoại trưởng Marise Payne nói rằng chuyện sống còn là phải đánh giá các sự kiện đầu năm nay để tránh khả năng lặp lại.
“Có một sự hỗ trợ tích cực cho một đánh giá độc lập về đại dịch để giúp thế giới học những bài học cần thiết để bảo vệ sức khỏe toàn cầu,” Thượng nghị sĩ Payne nói với The Australian.
Đây là về việc hợp tác để trang bị cho cộng đồng quốc tế khả năng ngăn chặn hoặc chống lại đại dịch tiếp theo và giữ an toàn cho công dân của chúng ta.
Tổng trưởng Nông nghiệp David Littleproud cho biết cuộc điều tra tập trung vào chuyện thế giới có thể học được những gì từ đại dịch tàn khốc này.
Đó là hành động có trách nhiệm phải làm khi 300,000 sinh mạng đã mất trên toàn thế giới.
Ông Littleproud nói với ABC hôm thứ Hai.
Thủ tướng Scott Morrison đã có lần mô tả việc Úc thúc đẩy tiến hành một cuộc điều tra về nguồn gốc của coronavirus là chuyện “hầu như không có gì đáng chú ý”.
Nhưng Ngoại trưởng Trung Quốc Wang Yi đã đả kích các nhà lập pháp ngoại quốc vì “chính trị hóa đại dịch”.
Việc Úc theo đuổi kiến nghị này diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Úc và Trung Quốc đang xấu đi sau khi Tổng trưởng Thương mại Simon Birmingham cho rằng các doanh nghiệp địa phương có thể sẽ phải bắt đầu tìm nơi khác bán sản phẩm của họ để phân tán rủi ro.
Ông Birmingham cũng nói trên ABC vào Chủ nhật, ông đã cố gắng liên lạc trực tiếp với người đồng cấp Trung Quốc bằng điện thoại để cố gắng xoa dịu sự rạn nứt ngày càng tăng, nhưng ông vẫn chưa nhận được cuộc gọi lại.
Những hành động như vậy đã diễn ra trong vài tuần kể từ khi Úc kêu gọi điều tra về nguồn gốc của đại dịch coronavirus, gây ra phản ứng dữ dội từ Trung Quốc.
Đại sứ Trung Quốc Cheng Jingye ở Canberra cuối tháng Tư nói rằng việc chính phủ Úc theo đuổi cuộc điều tra về COVID-19 là một hành động “nguy hiểm” và đưa cảnh báo nếu Úc tiếp tục tỏ ra “không thân thiện” với Trung Quốc sẽ tẩy chay hàng hoá và dịch vụ của Úc.
Kể từ đó, mối đe dọa lúa mạch đã nổi lên, và bốn lò mổ lớn của Úc đã bị cấm không thể gửi sản phẩm của họ đến Trung Quốc.
Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.
Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.
Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.
Chính phủ liên bang có một ứng dụng để tìm nguồn lây nghiễm coronavirus tên COVIDSafe có sẵn để tải về từ chợ ứng dụng (Google Play hay App Store).
SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại:
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại