Làm thế nào để giữ hòa khí gia đình khi cha mẹ đi bước nữa?

Với những gia đình có cha hoặc mẹ kế, việc xây dựng lại các mối quan hệ không phải lúc nào cũng dễ dàng. Stepfamilies Australia có một số gợi ý nhằm giúp các bậc phụ huynh vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Stepfamilies

Strengthening family bonds when creating a stepfamily is crucial. Source: Priscilla Du Preez/Unsplash

Theo , những gia đình có cha hoặc mẹ kế (stepfamily) mất trung bình 5 năm để trở nên thực sự gắn bó với nhau.

Từ việc chán ghét các luật lệ do cha hoặc mẹ kế đặt ra, không thích anh chị em mới, và ganh tỵ vì phải chia sẻ tình thương của cha hoặc mẹ ruột – những thử thách này không hề dễ vượt qua.

Vậy làm thế nào để giúp trẻ em dễ dàng chấp nhận các thành viên mới trong gia đình hơn?

Thiết lập kỷ luật trong gia đình

Khi cha dượng của Josh, 18 tuổi, cố gắng thiết lập những quy định mới, cậu đã phản ứng một cách gay gắt.

“Khi ông ta ra lệnh cho tôi phải làm gì đó, tôi thường cười vào mặt ông ta và bảo, ‘Mơ đi. Ông không phải là cha ruột của tôi’,” Josh nói.

Và Josh không phải là trường hợp duy nhất kháng cự khi cha hoặc mẹ kế muốn thiết lập kỷ luật.

Tổ chức Stepfamilies Australia khuyên rằng việc răn đe con cái nên được dành cho cha mẹ ruột.

 “Kỷ luật trong gia đình nên được thiết lập bởi cha mẹ ruột,” bà Phoebe Wallish, giám đốc điều hành Stepfamilies Australia nói.

Các bậc phụ huynh có thể cùng xây dựng một danh sách các quy tắc, và đề ra “hình phạt” khi vi phạm – nhưng việc áp dụng “thiết quân luật” phải luôn được thực hiện bởi cha hoặc mẹ ruột.

Xây dựng tình cảm gắn bó

Kye, 16 tuổi, nói với SBS Insight rằng cậu vẫn cảm thấy khó khăn khi trò chuyện với cha dượng, một phần bởi vì cậu đã có một mối quan hệ mật thiết với cha ruột.

“Tôi có một mối quan hệ mật thiết với cha ruột của mình, vì thế tôi cảm thấy kỳ quặc khi trò chuyện với cha dượng về mọi thướng. Chúng tôi không có điểm nào chung để chia sẻ cùng nhau cả, tôi đoán thế,” Kye nói.

Bà Wallish nói rằng các bậc cha dượng hoặc kế mẫu nên chủ động tìm kiếm một hoạt động nào đó để chia sẻ cùng con của họ.

“Nếu bạn có thể tìm được một hoạt động mà đứa trẻ yêu thích và cùng chúng tham gia hoạt động này, thì việc đó sẽ giúp hai người kết nối và tạo nên những ký ức đẹp,” bà nói.

Bà Wallish cũng nhắc nhở các bậc cha mẹ ruột nên giữ mối dây liên hệ với con ruột của mình, phòng khi chúng cảm thấy tủi thân hay ganh tỵ với con của cha mẹ kế.

Những điều cần ghi nhớ

  • Nên tư vấn tâm lý trước khi tái hôn: Bà Wallish nói rằng hầu hết mọi người chỉ đi tư vấn tâm lý sau khi tái hôn và gặp trục trặc trong quan hệ gia đình. Theo bà thì họ nên tìm kiếm sự giúp đỡ trước khi mọi chuyện trở nên quá muộn màng.
  • Xây dựng các truyền thống gia đình mới – nhưng vẫn duy trì những truyền thống cũ: Việc tìm kiếm các hoạt động mới mẻ để cả nhà cùng tham gia sẽ giúp kết nối các thành viên hơn.
  • Thường xuyên họp mặt gia đình: Đó có thể là một buỏi ăn tối hoặc một buổi dã ngoại cuối tuần, điều quan trọng là các thành viên trong gia đình cần phải tụ họp và chia sẻ về cảm xúc của mình, cũng như bàn về những việc đang xảy ra trong gia đình.
  • Dành cho con trẻ một không gian riêng: Với những gia đình đông thành viên, việc này không phải lúc nào cũng khả dĩ. Thế nhưng bà Wallish cho rằng, chỉ cần một cái tủ hoặc một ngăn kéo riêng, mà đứa trẻ có thể an tâm là không ai đụng vào mỗi khi chúng ra khỏi nhà, thế là đủ.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 3 November 2017 4:59pm
Updated 12 August 2022 3:53pm
By Gemma Wilson, Đăng Trình
Source: Insight

Share this with family and friends