Nghiên cứu thường cho thấy trẻ em có thể rất đòi hỏi, khắt khe khi đánh giá đạo lý và nhân cách của người khác.
Với chúng, đúng là đúng, mà sai là sai, và chúng không bận tâm nếu bạn cố gắng làm đúng hay tâm ý đằng sau hành động của bạn là gì.
Tuy đòi hỏi khi đánh giá đạo đức của người khác nhưng trẻ con lại khá tệ trong việc tuân theo những tiêu chuẩn đạo đức này, đặc biệt là khi chúng có nguy cơ bị phạt.
Khi phạm lỗi, đứa trẻ sẽ cân nhắc hai phương án: một là thú nhận lỗi lầm của mình để sau đó bị khiển trách và phạt lỗi; hai là nói dối và tránh bị phạt.
Trẻ con thường thích nói thật khi chúng coi sự thật thà là một phẩm chất tích cực.
Nếu người lớn xung quanh không thường xuyên nhắc nhở về tầm quan trọng của tính thật thà thì đứa trẻ đó sẽ không có mấy động lực để chọn phương án đầu tiên.
Đó cũng là luận điểm của một mới vừa xuất bản trên tạp chí chuyên ngành Journal of Experimental Psychology. Theo nghiên cứu này, vì tính thật thà là phẩm chất có thể dạy được, chúng ta nên khích lệ trẻ em học phẩm chất này.
Trong nghiên cứu, các chuyên gia mời các trẻ em trong độ từ 4 đến 9 tuổi tham gia đọc các mẩu chuyện về những đứa trẻ phạm lỗi. Trong một câu chuyện, nhân vật chính ăn cắp kẹo của bạn, còn trong câu chuyện kia, nhân vật chính đẩy bạn ra khỏi xích đu.
Trong số những đứa trẻ tham gia cuộc nghiên cứu, một nửa đọc truyện có kết thúc là đứa trẻ ăn trộm kẹo sẽ nhận tội với mẹ, còn đứa trẻ đẩy bạn kia sẽ nói dối. Nhóm thứ hai thì đọc chuyện với kết thúc ngược lại với nhóm một.Trong thời gian bọn trẻ đọc truyện, các chuyên gia nghiên cứu sẽ nói chuyện và hỏi chúng suy nghĩ thế nào về những nhân vật mắc lỗi trong câu chuyện.
Những đứa trẻ hay nói thật thường liên kết tính thật thà với những xúc cảm tích cực Source: Pixabay
Các nhà nghiên cứu sẽ hỏi những câu hỏi như theo em, các nhân vật chính trong chuyện cảm thấy thế nào, cảm xúc của họ mãnh liệt ra sao và tại sao họ lại hành xử như vậy.
Sau khi bọn trẻ đọc xong truyện, các nhà nghiên cứu lại hỏi ý kiến và suy nghĩ của chúng, nhưng lần này là về bà mẹ của các nhân vật chính.
Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng đưa các phụ huynh của bọn trẻ một bản câu hỏi với những mệnh đề liên quan tới việc nói dối như "Trẻ sẽ thú nhận là đã làm sai cho dù nếu không thú nhận thì cũng không ai biết". Nhiệm vụ của phụ huynh là đánh giá xem những mệnh đề này miêu tả con họ chính xác thế nào.
Kết quả của cuộc thí nghiệm cho thấy những đứa trẻ hay nói thật thường liên kết tính thật thà với những xúc cảm tích cực.
READ MORE
Dạy con có cần kèm theo đòn roi?
Điều này có thể thấy rõ khi chúng thường phát biểu rằng các nhân vật chính trong truyện sẽ cảm thấy khá hơn nếu thú nhận tội lỗi của mình, và các bà mẹ trong truyện sẽ vui vì sự thành thật của con.
Qua đó, các nhà nghiên cứu kết luận rằng trẻ con sẽ muốn nói thật khi chúng biết cha mẹ sẽ hài lòng vì sự thật thà của chúng.
"Điều đó có nghĩa cha mẹ cần thể hiện với con cái rằng họ là những người con có thể nói chuyện và chia sẻ" Trưởng nhóm Nghiên cứu Craig Smith, một nhà tâm lý học tại đại học Michigan, nhấn mạnh trong một bài phát hiểu.
"Phụ huynh cần truyền đạt sao cho để con mình hiểu rằng mình sẽ lắng nghe con và không nổi giận ngay."
Tất nhiên cha mẹ vẫn có quyền nổi giận với lỗi lầm của con cái, nhưng họ cần nhớ để con biết là họ trân trọng việc con nói thật trước khi chạm vào các vấn đề khó xử, nặng nề hơn.
Trẻ con thường thích nói thật khi chúng coi sự thật thà là một phẩm chất tích cực. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên cố gắng không để con biết là… họ có thể không giỏi lắm trong việc phát hiện liệu… con có đang nói dối hay không.
Còn bạn thì sao? Bạn dạy con tính thật thà như thế nào?
This article originally appeared on Science of Us: © 2017 All Rights reserved. Distributed by Tribune Content Agency
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại