Di dân tạm thời bao gồm các loại visa du học, tay nghề hoặc làm việc trong lúc du lịch trong khi muốn trở thành thường trú nhân bạn có thể xin di dân qua Úc hoặc theo chương trình nhân đạo.
Công dân New Zealand nằm trong diện di dân tạm thời và có những luật lệ riêng nếu muốn trở thành thường trú nhân tại Úc.
Tuy nhiên giảng viên luật di trú của đại học ANU, Marianne Dickie nói với SBS News rằng thủ tục di dân qua Úc rất phức tạp nên hầu hết cần đến luật sư.
"Không chỉ việc điền đơn mà cần biết nên chọn con đường nào. Có hơn 5 ngàn văn phòng di trú hành nghề ở Úc. Luật di trú thay đổi thường xuyên. Nói chung là phức tạp, tốn kém và mất nhiều thời gian," bà Dickie nói.
Con đường du học
Để du học tại Úc, sinh viên quốc tế phải có loại visa phù hợp cho mình.
Phụ huynh phải trên 21 tuổi, là cha hoặc mẹ, hoặc người bảo dưỡng hợp pháp.
Sau khi học xong nế́u muốn ở lại thêm để làm việc cho có kinh nghiệm, sinh viên cần có loại visa .
Di dân tay nghề
Úc nhận di dân tay nghề trong nhiều khu vực khác nhau bạn sẽ cần như cho di dân có tay nghề, cho công nhân trong ngành dầu khí hoạt động ở ngoài khơi, cho thương gia, chủ kinh doanh và các nhà đầu tư.
Một trong những loại visa chúng ta thường nghe nói đến là visa 457, cho phép chủ nhận thuê mướn nhân công nước ngoài vì không tìm được ở Úc.
Tuy nhiên trước sự chỉ trích từ nhiều phía chính phủ sẽ thay đổi loại visa này, thí dụ như hạn chế số visa cấp ra, và thay đổi thời gian ở lại Úc sau khi công việc đã chấm dứt.
Phe đối lập đang vận động để siết chặt thủ tục cấp visa 457 để các chủ nhân phải tuyển dụng nhân công trong nước.
Vừa chơi vừa làm
Với visa này ai trong độ tuổi 18-30 có thể ở Úc trong 12 tháng và được quyền làm việc trong 6 tháng và đi học trong 4 tháng.
Ai làm việc ở nông thôn tối thiểu trong 88 ngày được quyền xin loại visa này một lần nữa.
Tuy nhiên một phúc trình của cơ quan công bằng nơi làm việc, Fair Work, tìm thấy những người có visa này mà không rành tiếng Anh dễ bị các chủ nông trại bóc lột.
Phúc trình tìm thấy các du khách ba-lô thường bị ép làm việc cực nhọc mà lương thấp hoặc không có lương nếu không muốn mất cơ hội xin visa subclass 417 lần thứ hai.
Quốc hội Liên bang mới đây thông qua mức thuế 15% đối với nhân công ngoại quốc đến Úc làm việc với loại visa này.Di dân hẳn sang Úc
Trong số này 128.550 theo diện di dân tay nghề, 57.400 đoàn tụ gia đình, và 565 những người từng sống ở đây và vẫn gắn bó với nước Úc.
Họ có thể được bảo lãnh theo chương trình di dân vùng quê (Regional Sponsored Migration Scheme) với , sinh sống tại vùng đó trong 2 năm và làm việc tối thiểu trong 1 năm.
Những người đã ở những vùng này có thể bảo lãnh thân nhân theo chương trình.
Tuy nhiên giảng viên luật di trú Marianne Dickie cho biết đi theo con đường bảo lãnh gia đình mất nhiều thời gian nhất, bao gồm bảo lãnh cha mẹ, con cái, vợ chồng hay người chăm sóc.
Bảo lãnh cha mẹ sẽ phải sắp hàng và có giới hạn cho mỗi năm, nhưng nếu đã hết vẫn có thể tiếp tục chờ được cứu xét trong những năm sau.
"Visa cho cha mẹ rất khó, cho con cái thì dễ hơn, còn chi phí cho visa vợ chồng có thể tốn đến $6.000."
"Visa hôn thê hôn phu có hạn 2 năm, trong khi visa cho người chăm sóc có thể mất đến 10 mới được cấp," bà Dickie cho biết.
Các diện bảo lãnh gia đình khác như anh chị em, hay người cao niên lệ thuộc phải chờ rất lâu, có khi đến .
Các loại , nhất là nếu phù hợp với những ngành nghề chính phủ đang cần.
"Có thể chỉ mất trong vòng 1 năm, nhưng loại visa do vùng quê bảo lãnh là cách nhanh nhất nếu phù hợp với nhu cầu của người xin," bà Dickie khuyên.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý nhiều yếu tố có thể làm trì hoãn việc đơn xin visa được chấp thuận, thí dụ như thủ tục kiểm tra sức khỏe.
Con đường tị nạn
Bên cạnh đó chính phủ nhận một lần 12.000 người tị nạn trong cuộc chiến Syria.
Tuy nhiên trong những năm gần đây các chính phủ đã siết chặt chương trình nhân đạo và chỉ cấp visa bắt cầu cho những ai đến Úc một cách hợp pháp.
Những người này có thể nộp đơn xin tị nạn chính trị qua chương trình (IAAAS).
Những ai đến Úc bằng tàu không được sử dụng chương trình này mà bị đưa vào các trung tâm thanh lọc tị nạn ở Manus và Nauru cho dù tương lai của các trại này hiện không rõ ràng.
Trong một số trường hợp họ được thanh lọc ngay trên biển và trả về nguyên quán nếu không hội đủ qui chế tị nạn như trường hợp cả trăm thuyền nhân Việt Nam gần đây.
Chính phủ mới đây đã tìm cách sửa luật qua đó cấm vĩnh viễn những ai từng đến Úc bằng tàu được đặt chân lên đất Úc.