Tổng trưởng Di trú Peter Dutton vừa cho biết chính phủ sẽ sớm loại bỏ nhiều ngành nghề ra khỏi danh sách tay nghề định cư (CSOL) hiện tại.
Thông cáo này theo sau một chiến dịch của phe Đối lập đòi hỏi nhiều ràng buộc hơn đối với lao động ngoại quốc.
Ông Dutton nói với Sky News rằng, dang sách này (CSOL 2016-2017) gồm hơn 650 ngành nghề trong đó, đang được duyệt xét lại.
“Tôi cho rằng danh sách tay nghề định cư hiện tại khá bao quát, và chúng tôi sẽ làm gọn lại, và công việc này đã được tiến hành một thời gian rồi. Chúng tôi sẽ sớm thực hiện điều đó,” ông nói
Tuy nhiên, ông Dutton cũng lên tiếng bảo vệ chương trình, nhấn mạnh việc áp dụng chương trình định cư tay nghề ở các khu vực xa xôi bên rìa các thành phố lớn.
“Rất khó để tìm được người làm việc ở các khu vực vùng quê".
Theo số liệu của Bộ Di trú, tính đến đầu năm tài khoá 2016, ở Úc có 6,770 người nấu ăn (cook) ngoại quốc đang ở Úc, nghề đứng đầu danh sách trong visa 457.
Tiếp theo là
- 4,870 Quản lý tiệm cà phê (cafe manager)
- 3,460 Chuyên viên tiếp thị (marketing specialist)
- 2,780 Trưởng bếp (chef)
- 2,700 Lập trình viên (developer programmer)
Nghề nấu bếp gồm cook và chef đứng đầu trong danh sách tay nghề mà lao động ngoại quốc đang làm việc tại Úc với visa 457. Source: Pixabay
"Có những ngành nghề trong danh sách đó đang bị lạm dụng.
"Các nhà tuyển dụng thường ưu tiên cho lao động nước ngoài, trong khi tỷ lệ thất nghiệp tại Úc đang tăng cao.
"Và không chỉ đối với visa 457, mà chúng ta còn thấy nhiều trường hợp bóc lột, lợi dụng và sử dụng lao động sai mục đích, khiến cho mức lương trung bình đi xuống."
“Đó là lý do tại sao chúng ta gần như đã có một hiện tượng mức lương trung bình thụt lùi ở đất nước này."
Danh sách tay nghề định cư CSOL hiện tại bao gồm những nghề trong nhóm ngành giáo viên (teacher) và nhà báo (journalist), hai nghề được cho là đối mặt với tình trạng dư thừa lao động trên thị trường.
Phóng viên báo in, phát thanh, và truyền hình đều xuất hiện trong danh sách CSOL 2016-2017, cùng những nhóm ngành liên quan đến việc viết báo khác, mặc dù không nghề nào trong những thứ vừa kể xuất hiện trong số những nghề phổ biến nhất mà lao động ngoại quốc nộp hồ sơ.
Giáo viên và nhà báo, hai nghề được cho là đối mặt với tình trạng dư thừa lao động trên thị trường, sẽ sớm biến mất trong CSOL? Source: Pixabay