Đã có những vụ đụng độ, đập phá, đâm thủng bánh xe liên quan đến sự ghét bỏ những khách du lịch Châu Á Đại Lục này xảy ra tại thị trấn biển Vịnh Venus.
Trong mùa hè năm nay vào những lúc cao điểm, thị trấn 500 cư dân này bị bao phủ bởi hơn 2500 khách Trung Quốc tới đào xới tung suốt chiều dài 20km bãi biển của họ để bắt nghêu.
Thị trấn Vịnh Venus được thành lập vào những năm 1960, và như phần lớn những người Phương Tây khác, dân địa phương Úc da trắng không thích lắm các món ngêu sò ốc hến, dù bãi biển này nghêu nhiều vô kể và lộ thiên mỗi khi nước thủy triều xuống.
Từ khi Úc xóa bỏ chính sách Úc Da Trắng và mở cửa cho nhiều sắc dân nhập cư thì nghêu ở đây được khai thác cho thương mại lẫn giải trí khi người địa phương bắt nghêu làm mồi câu cá.
Từ tám năm nay, thì bãi nghêu thiên nhiên này là tâm điểm của những người khách Trung Quốc.
Họ không bắt nghêu giải trí mà hàng ngàn người đã đổ xô tới đây đào xới bãi biển chính bắt nghêu, và bãi ngêu ở đây bị triệt hạ đến mức mà người dân địa phương muốn tìm một con nghêu cũng không còn.
“Không còn một con, những con nghêu lớn đều bị bắt hết”, hai người Úc trắng sống gần đó xuống bãi bắt nghêu để câu cá và họ đi cả buổi sáng không tìm ra một con khả dĩ nào.
Nói với ABC họ cho biết, đây là lần đầu tiên họ quay lại bãi nghêu Vịnh Vệ Nữ sau ba năm vắng mặt.
Lần cuối họ tới đây cũng để bắt nghêu làm mồi câu cá là vào ngày Giáng sinh 2014.
Lúc đó “cả bãi tràn ngập khoảng 3000 người sắc tộc. Họ tràn cả các bãi đậu xe, các cửa hàng và tất cả mọi nơi, và trên bãi biển thì đông nghịt, rất nhiều trong số họ là Châu Á,” hai người câu cá nói.
“Người dân địa phương cảm giác như họ không còn thuộc về vùng đất này, và vùng đất này không còn như trước kia nữa, khiến họ lo lắng”
Và việc người dân địa phương cảm thấy bất tiện trong cuộc sống thường ngày của họ không chỉ từ việc bãi biển ngập người và bị đào xới lổm chổm để bắt nghêu.
Không chỉ việc nghêu bị bắt sạch, mà còn là những sự nhếch nhát hiện diện khắp nơi từ những thùng đá, xô chậu, thùng xốp để đầy trên mép nước dùng đựng nghêu bắt được, đến rác vương vãi trong ngoài ở những thùng rác.
Toàn bộ hệ thống bãi đậu xe, toilette công cộng trở nên quá tải bởi trong một thời gian ngắn có một lượng lớn du khách ồ ạt cùng đổ về thị trấn nhỏ bé yên bình này.Alyson Skiiner là quản lý của Trung Tâm Cộng đồng khi nói với ABC về việc những du khách tới khai thác nghêu đã tránh dùng từ Châu Á mà chỉ nói là “một bộ phận cộng đồng tới đây vào mùa Giáng sinh và che phủ cả bãi biển.”
Bắt nghêu ở bãi biển Vịnh Venus vừa là nguồn thương mại cũng vừa là để giải trí Source: ABC Radio Melbourne
“Nhiều người trong số họ đào lỗ trên bãi biển và điều đó gây khó khăn cho dân địa phương khi phải nhìn thấy bãi biển xinh đẹp thường ngày của họ dường như biến mất dưới vô số là người, và bị sử dụng một cách khác thường.”
“Tình hình trở nên đau lòng và bứt rứt, và tôi nghĩ nếu như có ai đó chỉ cần nói ‘chúng ta hãy xuống đó đuổi hết bọn họ đi, họ chỉ tới để bắt nghêu thôi chứ chẳng tắm táp nghỉ ngơi gì’ thì chắc hẳn là một cảnh không hay sẽ diễn ra ở đây,” bà Skinner nói.
Người dân địa phương cho biết, sự lo lắng của họ không nhằm những du khách mà họ lo cho tình trạng môi trường và các vấn đề xã hội.
Các nhà khoa học và chính quyền sở tại thì đang tiến hành các cuộc nghiên cứu nhằm loại bỏ những yếu tố cảm xúc trong những mối quan tâm đến vấn đề bãi nghêu và họ tập trung vào xem xét tầm mức của những ảnh hưởng sinh thái của việc khai thác nghêu này.
Bắt nghêu ở bãi biển Vịnh Vệ Nữ Source: ABC Radio Melbourne
Từ những sự việc xảy ra xung quanh loài sinh vật biển nhuyễn thể giáp xác nhỏ bé khiêm tốn này nảy sinh ra vấn đề bản sắc, về thái độ của nước Úc với người nhập cư và các dòng du khách khác nhau, và về việc liệu dân Úc có dị ứng với một nước Úc đa văn hóa hay không?
Nhà nhân Chủng học, Tiến sĩ Lisa Hatfield tại Đại học Latrobe ở Melbourne, người có ba năm nghiên cứu về những ảnh hưởng xã hội từ việc khai thác nghêu ở Vịnh Vệ Nữ cho rằng dân địa phương lo lắng chỉ vì một vấn đề duy nhất "những người tới bãi biển của họ chỉ với một lý do, họ tới theo từng nhóm có tổ chức có trang bị chỉ để bắt nghêu và hết,” bà nói.
“Họ [những người bắt nghêu] nói rằng văn hóa của họ là bắt hết mọi thứ,” Tiến sĩ Hatfield nói “và đã có những than phiền rằng những người tới đây tràn ngập bãi biển chẳng đóng góp gì cho kinh tế địa phương cả.”
"Thật bất an khi thấy thấy bãi biển xinh đẹp thường ngày dường như biến mất dưới vô số là người và bị sử dụng một cách khác thường."
Và bà nhận thấy rằng, những người dân địa phương từ lâu đã quen với ý niệm một nước Úc đa văn hóa đa chủng tộc bổng nhiên thấy bóng ma những suy nghĩ rập khuôn ăn sâu mà tưởng đã quên từ lâu về người Châu Á quay trở lại.
“Dân địa phương cảm thấy họ bị bỏ mặc và bị xem là kỳ thị khi đang cố gắng làm quen với sự thay đổi đang diễn ra ở Venus Bay,” Tiến sĩ Hatfield nói.
“Cảm giác không còn thuộc về vùng đất này, và vùng đất này không còn như trước kia nữa, khiến họ lo lắng,” tiến sĩ Hatfiled nói về những mối quan tâm của người dân địa phương.
Trong khi các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu những ảnh hưởng sinh thái môi trường và xã hội của việc khai thác nghêu ồ ạt, và lượng người đến Venus Bay cấp tập trong một thời gian ngắn và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, thì hiện tại chính quyền địa phương đã quy định ra khu vực bãi biển cho dân địa phương và khu bãi biển cho dân bắt nghêu.
Ngoài ra còn có những quy định như người bắt nghêu chỉ được mò bắt bằng chân và tay chứ không được dùng bât cứ dụng cụ nào khác, và chỉ được phép bắt tối đa là hai littres nghêu chứ không phải là 5 littres như quy định chung ở tiểu bang Victoria.
Bên cạnh đó thì các hàng rào kiểm soát khám xét xe của người bắt nghêu tại những nơi đột xuất cũng đã được lập ra.
Đây là những biện pháp phải nói chẳng đặng đừng và chẳng hay ho gì và đi ngược với tinh thần ‘hòa hợp’, không phân biệt của nước Úc.