Cảnh sát Bắc Úc cho biết người đàn ông 76 tuổi đã đột quỵ và bất tỉnh trong lúc đang leo núi Uluru hôm thứ Ba. Ông đã được trực thăng cứu hộ đưa tới bệnh viện Yulara nhưng không qua khỏi.
Trong một thông cáo gửi cho SBS News, cảnh sát cho ghi: “Dịch vụ cứu hộ đã phản hồi lại cuộc gọi vào khoảng 4 giờ chiều thứ Ba, nhưng rất tiếc người đàn ông đã được các nhân viên y tế xác nhận đã qua đời.
“Cái chết của nạn nhân được xem là không có gì đáng ngờ, và cảnh sát đã chuẩn bị hồ sơ cho bên điều tra.”
VIệc leo núi Ulura cho đến nay đã cướp đi sinh mạng của 37 người kể từ năm 1950s, phần lớn nguyên nhân là do bị ngã, hoặc kiệt sức do nóng và mất nước.
Tai nạn gần nhất trước đó xảy ra vào năm 2010, một người đàn ông 54 tuổi ở Vicotria đã tử vong sau khi bị ngã từ độ cao 160m.
Những người Thổ dân – Chủ nhân Truyền thống Anangu – của công viên quốc gia Uluru Kata-Tjuta đã yêu cầu du khách không được leo núi Uluru kể từ khi họ được trao quyền sở hữu vùng đất này từ năm 1985.
Tại chân núi, có nhiều bảng hiệu được viết bằng các thứ tiếng khác nhau – trong đó có cả tiếng Nhật – yêu cầu du khách xem lại ý định leo núi.
Những người chủ nhân Anangu bày tỏ nỗi đau buồn và họ cảm thấy có trách nhiệm mỗi khi có ai đó bị thương hoặc chết trong khu vực công viên quốc gia.
Phát ngôn nhân của Parks Australia (Các công viên nước Úc) nói với SBS News rằng họ rất đau lòng vì tai nạn này, và việc leo núi Uluru sẽ vẫn bị đóng cửa vào thứ Tư 4/7.
Hồi năm ngoái những Chủ nhân của Uluru thông báo rằng khu vực mang tính văn hóa này sẽ bị đóng hoàn toàn kể từ ngày 26/10/2019.
Công viên quốc gia Uluru-Kata Tjuta trước đây đã từng kêu gọi du khách không được leo núi thiêng của họ, vì những lý do môi trường, an toàn và lý do văn hóa.
“Chúng tôi rất buồn khi một ai đó bị thương hay tử vong ngay trên mảnh dất của chúng tôi.
“Chúng tôi muốn nhắn nhủ mọi người và giáo dục mọi người về lý do không nên leo núi Uluru, nhưng nếu mọi người vẫn muốn leo, thì hãy làm việc đó một cách an toàn.
Những lý do bạn không nên leo núi Uluru
1. Đó không phải là vùng đất của bạn
Bạn không phải là Chủ nhân Truyền thống người Anangu, do đó sẽ là sự xâm phạm quyền sở hữu nếu leo lên ngọn núi đó.
Người Anangu đã từng ở đó trước khi người da trắng đặt chân tới và đổi tên lại là Ayers Rock, họ đã ở đó trước khi họ phải ký cho Australian Parks and Wildlife Services thuê đất và nó sẽ vẫn là vùng đất của họ sau khi hợp đồng cho thuê đất 99 năm kết thúc.
Và nếu như người chủ nhà nói rằng bạn không được leo, thì chắc chắn rằng bạn không nên làm điều đó.
"Please do not climb" Uluru sign. Source: NITV
2. Sẽ rất thiếu tôn trọng nếu leo núi Uluru
Những người leo núi không chỉ xâm phạm văn hóa lâu đời của người Anangu mà còn làm ô uế vùng đất thiêng (cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng). Rất nhiều báo cáo về vụ người dân sau khi leo núi đã phóng uế tại đây, dù cho vẫn có phòng vệ sinh, và nhiều rác thải khác, và đó là sự xúc phạm đến người Thổ dân vì vùng đất thiêng của họ bị đối xử như một bãi rác.
3. Việc leo núi rất nguy hiểm
Việc leo đến độ cao 800m thực sự là chuyện nguy hiểm, và đã có tổng cộng 37 cái chết xảy ra.
Trong nhiều hoàn cảnh như mưa nhiều, gió mạnh hoặc thời tiết nóng khắc nghiệt, sự nguy hiểm càng gia tăng.
4. Nơi đây không giống như những địa điểm du lịch khác
Mặc dù cũng được xem là một địa điểm du lịch, nhưng không như Opera House hay Harbour Bridge, việc leo núi đã làm tổn hại nhiều đến môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước, bước chân du khách làm xói mòn lớp đá đỏ độc đáo tại đây.
Và nếu Harbour Bridge có thể được sửa chữa, thì Uluru sẽ bị tàn phá và không có cách nào phục hồi.
Dancers from North East Arnhem Land at opening ceremony of First Nations Convention in Mutitjulu near Uluru. Source: AAP
5. Leo núi không giúp ích gì trong chuyện tìm hiểu văn hóa Thổ dân
Với tất cả những lý do kể trên, có thể thấy việc leo núi không đạt được hiệu quả nếu muốn tìm hiểu văn hóa Thổ dân, trái lại chỉ đem lại nhiều tiêu cực.
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
READ MORE
Lạ miệng với ẩm thực Thổ dân