Một người về hưu đã nhận được một cuộc điện thoại với lời nhắn để lại rằng ông có quyền nhận hàng ngàn đô la tiền trợ cấp cộng thêm của Centrelink.
, đã gọi lại cho số điện thoại này và nói chuyện với một người đàn ông có vẻ thân thiện. Người đàn ông này cho biết cụ Richard có thể nhận được khoản trợ cấp $2400 nếu ông chấp nhận trả một khoản phí gọi là "refundable" fee, tạm dịch là phí hoàn trả, bằng cách mua một thẻ quà tặng iTunes trị giá 400 đô la để thực hiện thanh toán.
Sau đó, cụ Richard đã đi đến siêu thị gần nhà mình sống, mua thẻ iTunes và đọc số serial qua điện thoại cho người đàn ông này.
Vài ngày sau, người đàn ông này gọi lại và nói với cụ Richard rằng ông cần phải tiếp tục mua một thẻ iTunes trị giá 300 đô la để thanh toán cho chi phiếu đang được Centrelink giải quyết.
Cụ Richard chia sẻ: "Tôi đã nằm trong bệnh viện suốt một tháng sau ca phẫu thuật, vì vậy tôi cảm thấy tâm trạng vô cùng xáo trộn”.
Sau khi ra viện, cụ Richard đến văn phòng Centrelink tại địa phương của mình để lấy tờ chi phiếu theo lời “người đàn ông từ Centrelink đã hứa hẹn”, cụ Richard mới nhận ra rằng đã bị lừa bịp 700 đô la.
Các cuộc gọi giả mạo của kẻ lừa đảo đến từ một số điện thoại bàn từ Canberra, cùng với những thông tin cá nhân thu thập được liên quan đến cụ Richard khiến mọi thứ trông có vẻ hợp pháp và đáng tin.
"Tôi như muốn bật khóc, thật không thể tin được, đây quả thật là một sự sỉ nhục", cụ Richard chia sẻ trong ngôi nhà của mình ở Victoria.
Ủy ban giám sát vấn đề Tiêu thụ và Cạnh tranh Úc cho biết 1236 người Úc đã mất gần 540.000 đô la trong vụ lừa đảo thanh toán bằng thẻ quà tặng" trong năm nay. Cơ quan này cho biết đây là một xu hướng lừa đảo ngày một gia tăng, với khoản tiền lừa đảo là 480.000 đô la vào năm 2015-16.
"Tôi như muốn bật khóc, thật không thể tin được, đây quả thật là một sự sỉ nhục", cụ Richard chia sẻ trong ngôi nhà của mình ở Victoria.
Những kẻ lừa đảo yêu cầu nạn nhân của chúng mua thẻ và cung cấp mã số sê-ri cho chúng, tuyên bố rằng đây là cách các thẻ được kích hoạt.
Thế nhưng đó là những chi tiết cho phép những kẻ lừa đảo bán thẻ và bỏ tiền vào túi của mình.
Nhiều hình thức lừa đảo tương tự được báo cáo cho chương trình Scamwatch của ACCC bao gồm các cuộc gọi lừa đảo, giả danh sở thuế, truy thu tiền phạt.
Một số kẻ gian mạo nhận là nhân viên của Telstra, liên hệ với khách hàng cho biết tin tặc đang cố gắng truy cập thiết bị của họ và thẻ iTunes mà nạn nhân mua sẽ được sử dụng như một "cái bẫy" để ngăn chặn các vụ này.
Một số nạn nhân đã bị lừa để mua hàng ngàn đô la thẻ quà tặng, ví dụ một người phụ nữ nghĩ rằng cô đã trả tiền để kết nối NBA mà không hề biết bị lừa.
Phó chủ tịch của ACCC Delia Rickard cho biết: "Nếu ai đó yêu cầu quý vị thanh toán cho bất cứ thứ gì bằng cách sử dụng một thẻ quà tặng iTunes, đó chắc chắn là hành vi lừa đảo, không bao giờ có trường hợp doanh nghiệp hoặc cơ quan chính phủ yêu cầu thanh toán theo cách này".
"Nếu quý vị đã trả tiền cho kẻi lừa đảo bằng thẻ quà tặng iTunes, quý vị sẽ không thể lấy lại tiền của mình. Đừng bao giờ tin những lời “có cánh” của kẻ lừa đảo, cho dù chúng thuyết phục quý vị như thế nào, hãy xóa các email như thế này ngay lập tức".
Cụ ông Richard nói rằng ông muốn cảnh báo nhiều người trong cộng đồng của mình về các vụ lừa đảo tương tự.
"Đây là sai lầm của tôi, tôi cảm thấy rất đau đớn, nhưng hy vọng câu chuyện của tôi có thể giúp ích được cho người khác."
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại