Key Points
- Cà rốt cắt nhỏ được bán với giá gấp năm lần so với cà rốt bán nguyên trái.
- Người Úc đang chuyển sang nhiều dịch vụ khác nhau để tìm mua hàng tạp hóa rẻ hơn.
Bạn nghĩ bạn sẽ phải trả hoá đơn bao nhiêu cho các mặt hàng riêng lẻ mà bạn cho vào xe đẩy của mình khi đi mua hàng tạp hóa?
Với việc lạm phát đẩy giá các mặt hàng mỗi ngày, bao gồm cả nhu yếu phẩm, mọi chi phí tăng cao, nhiều người tiêu dùng đang tìm cách thắt lưng buộc bụng.
Mặc dù chi phí cho các nhu yếu phẩm hàng ngày ở một số vùng của Úc cao hơn những vùng khác, nhưng nhiều người đang thực hiện các bước tiết kiệm những gì có thể để giảm chi tiêu cho nhu yếu phẩm trong gia đình.
Hãy tính toán về những gì bạn đang trả tiền cho
Katelyn Cameron từ nhóm vận động người tiêu dùng CHOICE gợi ý mọi người nên cân nhắc xem những tiện ích nhỏ có xứng đáng với chi phí bỏ ra hay không.
Cô cho biết trái cây và rau củ tươi thường rẻ hơn so với sản phẩm chế biến sẵn và đóng gói.
“Vào tháng 10 năm ngoái, Woolworths đã quảng cáo giá cà rốt bán lẻ chỉ $2/kg, trong khi nếu bạn mua cà rốt cắt nhỏ hoặc cà rốt thái lát đóng gói sẵn của họ, giá lên tới $10/kg, đắt gấp 5 lần giá bán lẻ,” cô nói.
Consumers are paying for convenience when it comes to packaged pre-cut produce. Source: AAP / Elaine Thompson.
CHOICE cũng đề nghị người tiêu dùng xem xét đơn giá của các mặt hàng tạp hóa khi mua sắm.
Bà Cameron nói: “Tất cả các nhà bán lẻ phải hiển thị đơn giá cho từng loại thực phẩm, để đưa ra giá của sản phẩm dựa trên một đơn vị đo lường tiêu chuẩn.
Bằng cách cung cấp giá cho mỗi 100 gram hoặc 100 ml, người mua hàng có thể so sánh giá trị của các mặt hàng có trọng lượng hoặc thể tích khác nhau để xác định mặt hàng nào có giá trị tốt hơn.
Mua sắm theo nhóm thực phẩm
Một người mẹ ở Sydney Sarah Peachman mua sắm tại một cửa hàng Co-op khi có thể để giảm chi phí.
Sydney mother Sarah Peachman. Source: Supplied
Mặc dù nhu cầu thực phẩm hàng ngày của cô ấy được đáp ứng bằng cách mua sắm tại các cửa hàng tạp hóa thông thường, nhưng cô ấy cho biết việc mua các mặt hàng thực phẩm chính từ các đơn vị như Manly Co-op đã giảm tổng số tiền mà gia đình cô chi cho thực phẩm.
“Tôi biết rằng mọi gia đình sẽ luôn cần yến mạch, bột mì, gạo, hay những thứ tương tự,” cô nói.
Cô Peachman thừa nhận phải sắp xếp thời gian, di chuyển 20 phút để đến cửa hàng mua những món thiết yếu, nhưng cô cho biết điều đó rất đáng giá.
"Tôi thấy chúng rẻ hơn so với siêu thị vì rất nhiều thứ tôi mua có những thứ như pasta, thứ khá đắt ở siêu thị," cô nói.
Các cửa hàng theo dạng Co-op như thế này không phải tạo ra lợi nhuận cho các cổ đông hoặc chủ sở hữu, vì vậy có thể bán với giá giảm nhẹ.
Cô Peachman mua hàng tạp hóa từ nhiều nơi khác nhau để đáp ứng mọi nhu cầu của mình, một trong số đó là dịch vụ giao đồ ăn, giao hàng tận nơi.
Những dịch vụ như vậy, kết nối nhà sản xuất với người tiêu dùng, thường có thể cung cấp hàng hóa với chi phí giảm nhẹ khi họ loại bỏ nhà bán lẻ ra khỏi khâu phân phối.
Sử dụng những gì bạn có trước khi bị hư hỏng
Mặc dù có thể khó tin nhưng ở Úc, cứ 5 túi hàng hóa thì có 1 túi bị bỏ vào thùng rác mà không được ăn.
The food from one in five grocery bags in Australia never makes it to the table. Source: AAP / Ben Rushton
Con số đó tương đương với 312 kg thực phẩm cho mỗi người mỗi năm, tương đương với chi phí hơn 2.000 đô la cho mỗi hộ gia đình.
Phải thừa nhận rằng một phần trong số này là do chất lượng từ nhà cung cấp, nhưng cuối cùng nó cũng thành thực phẩm bị quăng vào thùng rác của các hộ gia đình.
Giải quyết sự lãng phí này ở cấp độ hộ gia đình, chúng ta có thể giảm lượng hàng hóa mà mọi người vẫn hay mua.
Nhà giáo dục và tác giả về rác thải Lindsay Miles đã đề xuất thay vì vứt bỏ trái cây hoặc rau củ, người tiêu dùng hãy sử dụng chúng nhanh chóng để tránh bị hư, và hãy suy nghĩ thêm về cách sử dụng chúng khi đưa nhóm thực phẩm này vào danh sách mua sắm, hãy nghĩ về cách chúng có thể được sử dụng theo nhiều cách.
“Bạn có thể có một vài quả táo, và bạn định ăn kèm chúng với cơm trưa, và bây giờ chúng đã nhăn nheo hết, và trông chúng không được đẹp mắt; bạn vẫn có thể nấu chúng thành nước sốt táo, bạn có thể cắt nhỏ chúng hoặc làm nước ép, hay bạn có thể chỉ cần xay chúng thành sinh tố,” cô nói.
Chọn mua thực phẩm tại địa phương và theo mùa
Bà Miles cho biết mọi người thường không nhận ra rằng các loại trái cây khác nhau chỉ được trồng ở Úc vào những mùa nhất định và giá cả phản ánh điều này.
Waste educator and author Lindsay Miles Source: Supplied
Cô cho biết trái cây và rau củ càng được trồng gần nơi bán thì càng tươi và rẻ hơn.
“Ví dụ, ở Perth, bạn có thể có chuối từ Carnarvon và chuối từ Queensland, và chuối từ Carnarvon có xu hướng rẻ hơn vì họ không phải đi khắp đất nước và tất cả các chi phí nhiên liệu liên quan đến,” cô ấy nói
Hãy tự trồng những loại rau bạn hay ăn
Andrew Barker, người đàn ông ở Strathalbyn trả ít hơn một nửa chi phí cho lượng sản phẩm tươi sống mà anh sử dụng để nấu ăn.
Grow Free founder Andrew Baker gets less than half of his fresh produce from a store. Source: Supplied
Các loại trái cây, rau và thảo mộc anh ấy sử dụng đến từ khu vườn ở sân sau nhà hoặc miễn phí từ những người khác trong cộng đồng của anh ấy.
Gần một thập kỷ trước, anh ấy đã bắt đầu phong trào Grow Free, phong trào đã chứng kiến các cộng đồng trên khắp nước Úc chia sẻ sản phẩm dư thừa của họ miễn phí với những người khác thông qua xe đẩy tại các địa điểm cụ thể.
“Tôi nhìn vào giá một bó cải xoăn, tôi có thể mua hai gói hạt giống với số tiền đó và nhận được 200 hạt giống, và sau đó tôi thu hoạch được rất nhiều cải xoăn,” anh nói.
Mặc dù anh ấy thừa nhận rằng thường có một số chi phí cần bỏ ra ban đầu cho khu vườn, nhưng về lâu dài, giá trị của sản phẩm được gieo trong vườn sẽ vượt xa số tiền được bỏ ra.
Sử dụng tối đa thực phẩm của bạn
Giữ cho trái cây và rau quả luôn tươi có nghĩa là phải mua ít hơn và sử dụng triệt để các bộ phận khác của chúng sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được nhiều hơn.
Bà Miles cho biết nhiều người vứt bỏ các bộ phận khác của rau chẳng hạn như phần thân bông cải xanh, họ nghĩ rằng chúng không ăn được, trong khi thực tế chúng có thể ăn được, trong một số nền văn hóa, họ ưa thích các bộ phận thân của cây hơn là hoa hay lá.
Cô ấy nói khi làm theo một công thức, bằng cách thay đổi cách bạn nghĩ, món ăn có thể đi xa hơn.
“Bạn có thể chỉ cần phần trắng của tỏi tây cho bất cứ thứ gì bạn làm, nhưng bạn có thể sử dụng phần xanh khi làm món risotto hoặc bạn có thể đông lạnh nhiều loại rau củ và cho vào kho trữ,” bà Miles nói .
Bà Miles cho biết cũng nên xem xét ý nghĩa thực sự của thực phẩm được gắn nhãn 'sử dụng tốt nhất trước….'.
"Hạn sử dụng tốt nhất là về chất lượng và hạn sử dụng là về an toàn. Thông thường, hạn sử dụng cho những thứ có tuổi thọ cao và hạn sử dụng tốt nhất trước cho những sản phẩm dễ bị hư, vì vậy thịt, cá và các sản phẩm từ sữa khi nhà sản xuất ghi sử dụng tốt nhất trước một thời điểm nào đó, đây là một hướng dẫn, cô ấy nói.
“Ở Vương quốc Anh, họ hiện đang thực hiện một thử nghiệm trong đó họ thực sự đã loại bỏ hạn sử dụng tốt nhất khỏi sữa, tôi nghĩ họ chỉ đang dán nhãn ‘được sản xuất theo hạn sử dụng’ giống như cách chúng tôi làm với bánh mì.”
Nhiều siêu thị Úc giảm giá mạnh các mặt hàng gần hết hạn hoặc các mặt hàng có hạn sử dụng tốt nhất vào cuối ngày.
Đừng kén chọn
Trong khi các siêu thị thường chỉ dự trữ trái cây và rau quả loại đẹp mắt nhất, bà Cameron từ CHOICE cho biết nỗ lực giảm lãng phí đã giúp họ cung cấp các sản phẩm mà trước đây có thể không phù hợp với yêu cầu thẩm mỹ của họ nhưng với giá thấp hơn.
Many supermarkets now sell 'seconds' fruit at a lower price than their other fruit and it is perfectly fine to eat. Source: Getty / Picture Alliance
Tại các siêu thị lớn, những thứ này thường được bán trên thị trường dưới một nhãn hiệu cụ thể chẳng hạn như 'Không phải lựa chọn tốt nhất', 'Lựa chọn hoàn hảo từ nông dân' và ‘những loại bán chung theo gói'.
Thương hiệu gia đình và mua sắm tại địa phương
Bà Cameron cho biết đối với những người luôn mua các mặt hàng thực phẩm có thương hiệu, có lẽ đã đến lúc nên thử các thương hiệu gia đình.
“Chúng tôi thường xuyên so sánh rất nhiều loại sản phẩm gia dụng cao cấp với các sản phẩm tương tự rẻ hơn để tìm ra sản phẩm nào phù hợp nhất về hương vị và giá trị; rất nhiều thử nghiệm của chúng tôi đã phát hiện ra rằng không chỉ các thương hiệu nội địa rẻ hơn mà chất lượng của chúng cũng được cải thiện rất nhiều ”.
Bà Cameron cho biết những người không muốn từ bỏ các mặt hàng thực phẩm có thương hiệu nên xem nơi họ có thể mua chúng với giá rẻ nhất.
“Một số nghiên cứu mà chúng tôi đã thực hiện phát hiện ra rằng sản phẩm từ các thương hiệu nổi tiếng toàn quốc như Kellogg's hoặc Cadbury có giá chênh lệch trung bình khoảng 20%, mua rẻ hơn ở Aldi khi so sánh với mua ở Coles hoặc Woolworths,” cô nói.