Cho khách mượn cà-mên: một nhà hàng Việt ở Melbourne nói “KHÔNG” với rác thải nhựa

Khi mua phần ăn mang về tại nhà hàng Rice Kitchen, thực khách được cho mượn một chiếc cà mên miễn phí để đựng thức ăn. Chiếc cà mên sẽ giúp giảm thiểu đáng kể lượng hộp, tô nhựa dùng một lần thải ra môi trường. Mở cặp lồng ra ăn trưa, cảm giác háo hức như mở một kho báu, lại thấy “lâng lâng” trong lòng vì mình đang “bảo vệ môi trường”.

Những món ăn Việt được chứa trong tô inox cho khách mang đi

Những món ăn Việt Nam ngon lành được chứa trong tô inox miễn phí cho khách mang đi Source: Rice Kitchen

"Đây là cách phát triển bền vững”

Những chiếc tô inox nhỏ gọn, xinh xắn giống như những chiếc cà mên, được xếp gọn trên quầy thức ăn của , một nhà hàng Việt, được 7news bình chọn là nhà hàng nổi bật tại South Melbourne.

Ý tưởng cho thực khách mượn tô, được Rice Kitchen phối hợp cùng từ tháng 1/4/2019.

Chị Lili Tu, chủ nhà hàng chia sẻ với SBS: “Trước khi biết đến Returnr thì mình từng có ý tưởng mở một nhà hàng Việt Nam bán các món ăn bình dân, được giữ trong những cặp lồng/cà mên (gamelle) như ở Việt Nam cho khách hàng muốn mang về ăn.

"Khách hàng sẽ cần đặt cọc và đổi cặp lồng mỗi lần họ sử dụng. Hẳn nhiều bạn vẫn nhớ chiếc cặp lồng treo trên ghi đông xe đạp mà bố mẹ mình mang đi ăn trưa. Mình rất thích chúng.
Những chiếc tô inox nhỏ gọn, xinh xắn giống như những chiếc cà mên, được xếp gọn trên quầy thức ăn của Rice Kitchen
Những chiếc tô inox nhỏ gọn, xinh xắn giống như những chiếc cà mên, được xếp gọn trên quầy thức ăn của Rice Kitchen Source: Rice Kitchen
"Mỗi lần đi làm với mẹ ngày bé, được mở cặp lồng ra ăn trưa, cảm giác như mở một kho báu vậy. Thêm vào đó, chiếc cặp lồng sẽ giúp giảm thiểu đi đáng kể lượng hộp, tô nhựa dùng để đựng đồ ăn mang đi. Vừa tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường, lại là một nét văn hoá xưa thú vị, độc đáo."
"Việc dùng lại chiếc tô inox giúp khách hàng nhẹ nhàng hơn trong lòng. Bạn sẽ bớt đi mặc cảm là mình đang xả thêm rác thải không đáng có ra môi trường và đại dương đang ngày càng quá tải bởi chất thải khó phân huỷ.” Lili Tu
"Ý tưởng là vậy nhưng để thực hiện thì cần rất nhiều bước. Từ tìm được loại cặp lồng có kích thước, chất liệu, giá thành phù hợp. Đến thông điệp thích hợp để giải thích và khuyến khích khách hàng sử dụng chúng. Quan trọng nhất là với số lượng ít thì giá thành của chiếc cặp lồng có khả năng sẽ cao, khoản đặt cọc lớn sẽ khiến khách hàng lưỡng lự khi chọn lựa sử dụng.

"Chính vì thế ngay khi biết đến Returnr, đêm hôm đấy mình đã liên hệ với họ để hỏi thông tin và đề nghị cho Rice Kitchen là nhà hàng đầu tiên ở South Melbourne giới thiệu dịch vụ này đến khách hàng."
Các gỏi cuốn nhiều màu sắc của Rice Kitchen trong tô của Returnr
Các gỏi cuốn nhiều màu sắc của Rice Kitchen trong tô của Returnr Source: Rice Kitchen

Đơn giản, minh bạch, miễn phí

Khách hàng khi mua đồ ăn mang về chỉ cần đặt cọc $6, tương ứng với giá thành của chiếc tô inox, và có thể mượn chiếc tô đem về thay vì sử dụng các loại tô giấy và nhựa dùng một lần.

Khách hàng có thể tiếp tục đổi tô sạch khi mang chiếc tô inox trước trả lại nhà hàng. Khi không muốn tiếp tục dùng tô, họ chỉ cần đem trả chiếc tô và nhận lại $6 đặt cọc. 

Với phương châm, “Nourishing Vietnamese Eatery”, Rice Kitchen cố gắng dùng các nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên để nấu ra các món ăn, không thêm các chất điều vị hay hạn chế sử dụng các nguyên liệu có nhiều chất bảo quản. Do đó, chị Lili cho rằng những “thức ăn xanh” cần phải đi kèm với “hình thức xanh”.

“Khách hàng khi ăn đồ của quán sẽ thấy không có cảm giác đầy bụng hay khan cổ, khát nước. Cảm giác ăn xong thấy no nhưng rất nhẹ nhàng trong người. Việc dùng lại chiếc tô inox thì giúp khách hàng nhẹ nhàng hơn trong lòng. Bạn sẽ bớt đi mặc cảm là mình đang xả thêm rác thải không đáng có ra môi trường và đại dương đang ngày càng quá tải bởi chất thải khó phân huỷ.”

Dịch vụ đổi tô inox này là sáng kiến của Returnr. Công ty này không bán những chiếc tô cho nhà hàng mà chỉ cho các nhà hàng mượn để sử dụng với phí dịch vụ tính theo tháng.
Khi không muốn tiếp tục dùng tô, họ chỉ cần đem trả chiếc tô và nhận lại $6
Khi không muốn tiếp tục dùng tô, họ chỉ cần đem trả chiếc tô và nhận lại $6 Source: Rice Kitchen
Khi những chiếc tô quá cũ và không sử dụng được nữa, Returnr sẽ thu hồi lại và hoàn tiền lại cho nhà hàng $6, theo đúng giá trị của chiếc tô. Họ cũng sẽ tổ chức để những chiếc tô cũ được xử lý hay tái chế lại chứ không vứt chúng đến các bãi rác. Điều này tạo ra một vòng đời khép kín đối với sản phẩm.   

“Phản hồi của khách hàng rất tích cực. Mọi người quan tâm và luôn muốn mượn tô. Có một phòng thiết kế gần quán, mượn ba bốn chiếc tô cho cả công ty dùng chung. Như bạn biết đấy, khi làm ở công sở, nhiều khi bạn không có chỗ để cất một chiếc tô riêng, mà để vào bếp chung thì sẽ có rủi ro bị mất.

"Việc cả công ty dùng chung như vậy rất tiện lợi, không ai lo mình làm mất tô. Chỉ cần đi mua đồ ăn hơi lệch giờ nhau một chút là ổn”, Lilu Tu nói với SBS. 

Sau bốn tháng, hiện có khoảng 60 chiếc tô đã được khách hàng mượn tại Rice Kitchen.

Tiết kiệm gần 85,000 tô nhựa

Returnr đã ra mắt một số doanh nghiệp trong lĩnh vực phát triển bền vững trước đây, việc cho mượn tô là một chương trình chia sẻ, khác với các sản phẩm trước đây.

Jamie Forsyth, đồng sáng lập dự án Returnr, chia sẻ với SBS Vietnamese: “Đây một sáng kiến ​​mang tính môi trường, được thiết kế để ngăn chặn việc sản xuất, tiêu thụ và chôn lấp các loại bao bì sử dụng một lần.”

“Đối với các quán cà phê và nhà hàng, dự án này thật đơn giản và dễ thực hiện. Đối với khách hàng, họ được miễn phí sử dụng. Hãy nghĩ về nó giống như một xe đẩy siêu thị, nơi bạn dùng một đồng xu để sử dụng và được hoàn lại tiền khi trả lại xe đẩy. Đơn giản, minh bạch, miễn phí”, Jamie nói với SBS.
"Có 8 quán cà phê đã làm việc với chúng tôi, con số này tương đương với việc sản xuất, tiêu thụ và chôn lấp 85.000 bát nhựa sử dụng một lần". Jamie Forsyth
Các chủ nhà hàng trả lại cho Returnr một khoản phí đối tác hàng tháng tương đương hoặc ít hơn chi phí mua các sản phẩm đựng thức ăn bằng nhựa chỉ sử dụng một lần.
"Hãy nghĩ về nó giống như một xe đẩy siêu thị, nơi bạn dùng một đồng xu để sử dụng và được hoàn lại tiền khi trả lại xe đẩy", Jamie nói với SBS.
"Hãy nghĩ về nó giống như một xe đẩy siêu thị, nơi bạn dùng một đồng xu để sử dụng và được hoàn lại tiền khi trả lại xe đẩy", Jamie nói với SBS. Source: Rice Kitchen
"Có 8 quán cà phê đã làm việc với chúng tôi, con số này tương đương với việc sản xuất, tiêu thụ và chôn lấp 85.000 bát nhựa sử dụng một lần.

“Chúng tôi hiện đang mở rộng mạng lưới của mình trên toàn quốc và dự tính sẽ có 1000 doanh nghiệp là đối tác của chúng tôi vào cuối năm tài chính kế tiếp”, đồng sáng lập dự án Returnr Jamie nói với SBS.

Dự án này đang nhận được phản hồi tốt từ các nhà hàng, mọi người đang tìm cách giảm tác động tới môi trường và Returnr là một cách tuyệt vời để gắn kết trách nhiệm xã hội của các chủ doanh nghiệp với khách hàng.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share
Published 22 July 2019 5:02pm
Updated 12 August 2022 3:27pm
By Bích Ngọc, Trinh Nguyen


Share this with family and friends