Đó cũng có thể là thước đo xem bạn có nên tiếp tục làm những việc bạn đang làm không, hay cần thực hiện các bước tiếp theo để tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia y tế, bao gồm cả GP, bác sĩ đa khoa.
Đồ họa thông tin tự kiểm tra sau đây, do Trung tâm Sức khỏe Tâm thần Nông thôn và Vùng sâu (Centre for Rural and Remote Mental Health) tạo ra, được Dự án Nâng cao Sức khỏe Tâm thần Đa văn hóa (Embrace Multicultural Mental Health) kiểm nhận, đặt ra sáu câu hỏi để một cá nhân suy ngẫm khi đánh giá sức khỏe và sự an vui của bản thân:
Dự án cung cấp một nền tảng quốc gia cho các dịch vụ sức khỏe tâm thần của Úc và các cộng đồng đa văn hóa để tiếp cận các nguồn tài nguyên, dịch vụ và thông tin trong định dạng văn hóa phù hợp.
Bà Ruth Das, từ , nói chuyện với SBS về các khía cạnh cụ thể mà một cá nhân nên cân nhắc khi trả lời từng câu hỏi trong quá trình tự kiểm tra.
Tự hỏi mình:
Câu 1. Tâm trạng mình đang thế nào?
Câu hỏi tiếp theo: Những gì mình đang cảm thấy ổn chứ? Mình có cần được tư vấn y tế và hỗ trợ thêm một chút không?
Câu 2. Mình có đang bị khó ngủ không?
Câu hỏi tiếp theo: Mình có bị khó ngủ không? Mình có thức khuya hơn, trằn trọc và trở mình không?
Câu 3. Có phải những chuyện nhỏ nhặt khiến mình khó chịu hơn bình thường?
Câu hỏi tiếp theo: Mọi người có nhận thấy rằng mình cáu kỉnh hơn không? Mình có mất bình tĩnh chỉ vì một bình luận không đáng không?
Câu 4. Cảm thấy mọi chuyện đang vượt quá tầm kiểm soát sao?
Câu hỏi tiếp theo: Mình có tâm trạng quá không, và mình có cảm thấy cảm xúc của mình lên xuống thất thường không?
Những câu trả lời của một cá nhân cho những câu hỏi này có thể cho biết liệu họ có cần hỗ trợ hay không, bà Das khẳng định.
Có hai câu hỏi tiếp theo để hỏi:
Câu 5. Bữa nay mình có vận động cơ thể chưa?
“Thật khó để làm bất cứ chuyện gì nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, tội lỗi hoặc thu mình. Thật khó để tìm thấy động lực,” bà Das nói.
Khi sự tiêu cực dai dẳng khiến bạn khó rời khỏi giường, bắt đầu với một việc tưởng chừng nhỏ nhặt có thể tạo ra sự khác biệt lớn, bao gồm cả việc đọc sách hoặc làm vườn.
Từ những chuyển động nhỏ, một cá nhân có thể tiến tới những hoạt động kích thích cả tinh thần và thể chất.
"Tập thể dục một chút. Làm những điều bạn thích. Tham gia các hoạt động cộng đồng, tôn giáo hay thậm chí là một môn thể thao.
“Bạn có thể tham gia câu lạc bộ sách, câu lạc bộ cờ vua hoặc bất kỳ hoạt động xã hội nào gắn kết trí óc và cơ thể.
"Hãy chắc chắn rằng bạn cũng đang chăm sóc sức khỏe thể chất của mình. Ăn ngon. Có một chế độ ăn uống lành mạnh. Ngủ đủ. Giảm lượng tiêu thụ rượu và các loại ma túy khác."
Câu 6. Gần đây mình có liên lạc với người thân?
Khi bạn gặp khó khăn khi phải tự làm một việc gì đó hoặc bắt đầu thay đổi trong cuộc sống, việc nhờ người thân cùng tham gia có thể tạo ra động lực mà bạn có thể cần đến.
"Bạn có thể đang tự cô lập bản thân và không muốn gặp gỡ bạn bè như trước đây. Mọi người nhận thấy rằng bạn đã thay đổi và không hòa đồng như bình thường, nhưng điều quan trọng là phải chia sẻ những gì đang xảy ra,” bà Das nói.
“Hãy hỏi xem họ có thể đi cùng bạn không. Có thể chỉ là một buổi đi uống cà phê cùng nhau. Đó là một cách chia sẻ những lo lắng và một cách tốt để yêu cầu hỗ trợ."
Những kỳ thị và những định kiến không mong muốn xung quanh sức khỏe tâm thần vẫn tiếp tục tồn tại trong các cộng đồng đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ (CALD) ở Úc.
Trong khi cảm giác xấu hổ hay ngại ngùng có thể đi kèm, bà Das nhắc lại rằng việc tìm kiếm sự hỗ trợ nên được bình thường hóa trong các cộng đồng này.
Để được hỗ trợ sức khỏe tâm thần một cách hệ thống hơn, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ đa khoa (GP).
"Nếu cần, bạn có thể yêu cầu thông dịch viên khi gặp bác sĩ gia đình," bà Das nói.
"Nếu bạn không có bác sĩ gia đình hay khám bệnh và đang tìm kiếm một bác sĩ cho mình, hãy đặt câu hỏi về kinh nghiệm sức khỏe tâm thần của bác sĩ."
Mang theo một người trong gia đình hoặc một người bạn để được hỗ trợ khi đến cuộc hẹn gặp bác sĩ của bạn để họ có thể giúp bạn giải thích thêm về những gì bạn đang trải qua.
“Khi bạn đến gặp GP, họ sẽ hỏi những câu hỏi để [đánh giá] sự hỗ trợ và điều trị tốt nhất cho bạn. Sẽ hỏi các lựa chọn của bạn.
“Không có gì xấu hổ khi yêu cầu sự giúp đỡ. Hãy nhớ rằng thăng trầm là một phần bình thường của cuộc sống ”.
Bà Das nhấn mạnh rằng cảm giác tiêu cực kéo dài là điều cần được chú ý.
“Có thể bạn cảm thấy căng thẳng trong một thời gian dài hoặc bạn không thể đảm đương trách nhiệm của mình [nữa].
“Chúng tôi khuyến khích mọi người kiểm tra sức khỏe tâm thần sớm.”
Người đọc tìm kiếm sự hỗ trợ về sức khỏe tâm thần hãy liên lạc số 13 11 14 haysố 1300 22 4636.
(Nâng Cao Sức Khỏe Tâm Thần Đa Văn Hóa) hỗ trợ mọi người có nguồn gốc văn hóa và ngôn ngữ đa dạng.