Bạn đã từng nghe một trong những bài hát đó chưa? Bài hát đánh trúng tâm trạng của bạn, và chưa dừng nếu chưa làm cho nước mắt bạn rơi? Và mỗi khi bạn nghe bài hát nhạc nền phim Titanic, hoặc bất cứ bài gì, bạn phải giả vờ có gì đó trong mắt của bạn hoặc phải giả vờ nói rằng đó do bạn đang trong mùa dị ứng?
Chà, nếu bất cứ điều gì trên đây nghe có vẻ quen thuộc với bạn, thì đây là một thông điệp chắc chắn: Không sao cả! Không có gì để phải xấu hổ. Thậm chí có thể xem đó là một điều đáng để hãnh diện.
READ MORE
7 việc nên làm trước 7 giờ sáng
Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Frontiers in Psychology và được nêu bật bởi Quartz cho thấy những người thấy dễ bị xúc động bởi những bài hát buồn hơn cũng có xu hướng dễ thông cảm hơn.
Các tác giả nghiên cứu đã tuyển dụng 102 người trong độ tuổi từ 18 đến 67 và cho họ nghe 8 phút rưỡi bản Discover of the Camp, một bản nhạc hòa tấu được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây có tác dụng gây ra cảm giác buồn sầu.
Những người ít bị tác động bởi âm nhạc đạt được điểm thấp trong các câu hỏi đo phản ứng cảm xúc với người khác, trong khi kết quả ngược lại đúng với những người cảm thấy mạnh mẽ về âm nhạc.
Sau khi lắng nghe bài hát, người tham gia đã điền một bảng câu hỏi về việc bài hát khiến họ cảm thấy thế nào và thực hiện một loạt các bài kiểm tra được thiết kế để đo sự đồng cảm. Dựa trên những cảm xúc mà người tham gia đã miêu tả, các nhà nghiên cứu chia các câu trả lời thành ba loại: buồn thư giãn, mà họ mô tả là "phản ứng cảm xúc tích cực, thanh thản và thư giãn với âm nhạc buồn"; buồn lo lắng, được biểu thị đặc trưng bởi một cảm giác lo lắng hoặc sợ hãi; Và nỗi buồn xúc động, được định nghĩa là "một trải nghiệm cảm xúc phức tạp và mãnh liệt, liên quan đến cảm xúc thẩm mỹ, thú vị và cảm giác của nỗi buồn".
Nhưng khi họ đặc biệt tập trung vào nỗi buồn xúc động, Quartz giải thích: "Những người ít bị ảnh hưởng bởi âm nhạc đạt được điểm thấp trong các câu hỏi đo lường phản ứng cảm xúc so với người khác, trong khi kết quả ngược lại đúng với những người có cảm xúc mạnh mẽ với âm nhạc".
Người nhạy cảm và sẵn lòng thông cảm với điều bất hạnh của người khác - trong trường hợp này là tượng trưng bằng âm nhạc buồn – dù sao cũng cần được khen thưởng bởi điều đó.
Đây không phải là phát hiện đáng ngạc nhiên nhất trên thế giới, nhưng nó góp thêm chút sắc thái cho những gì chúng ta biết về mối liên hệ giữa âm nhạc và cảm xúc. Đồng tác giả nghiên cứu, Tuomas Eerola viết trong một bài báo gần đây đăng trên tờ Conversation: "Đánh giá về âm nhạc liên quan đến nhận thức xã hội", "Người nhạy cảm và sẵn lòng thông cảm với điều bất hạnh của một người khác - trong trường hợp này tượng trưng bằng âm nhạc buồn – phần nào đó đã được tưởng thưởng bởi chính quá trình này".
Các nhà khoa học chưa giải thích được mục đích của phần thưởng đó, nhưng có một vài lý thuyết: Nếu khóc kích thích các hóc môn đem lại cảm giác thoải mái thì có lẽ "ngay cả một nỗi buồn hư cấu cũng đủ để đánh lừa cơ thể chúng ta để kích hoạt một phản ứng nội tiết, nhằm làm dịu cơn đau tinh thần liên quan đến tổn thất thực sự. "Hoặc có thể là "khả năng hiểu được cảm xúc của người khác là rất quan trọng để điều hướng thế giới xã hội mà chúng ta đang sống, và vì vậy việc luyện được khả năng như vậy có thể là đáng khen - do ý nghĩa tiên tiến của nó. "
Dù vì lý do gì, hãy xem xét nghiên cứu này như một sự giải phóng cho chính bạn: Hãy thoải mái đeo tai nghe và thả trôi cảm xúc theo các bài hát của Celine Dion mà chút ngần ngại. Chỉ cần chắc chắn rằng bạn có sẵn khăn giấy trên tay.