Hàng trăm ngàn người Úc phải vật lộn với khoản trợ cấp ít ỏi trong đại dịch

Tỷ lệ thất nghiệp ở Úc đang tăng lên, có đề xuất cho rằng nước Úc cần tăng tài trợ JobSeeker và các khoản tài trợ khác, đồng thời phải đầu tư nhiều hơn vào việc hỗ trợ người dân tìm việc

centrelink

Source: Getty

Highlights
  • 80% người nhận tài trợ JobSeeker đang phải sống dưới mức nghèo khổ
  • Úc đầu tư vào các dịch vụ hỗ trợ việc làm "ít hơn những quốc gia có điều kiện tương tự"
  • Tỷ lệ thất nghiệp đã tăng từ 4.6% lên 5.2% trong tháng 10
Phúc trình ACOSS đã cho thấy có khoảng 826,000 người Úc đang phải nhận trợ cấp JobSeeker dưới mức sống nghèo khổ, tức 80% người nhận trợ cấp đã phải vật lộn với nguồn hỗ trợ ít ỏi này suốt hơn một năm qua.

Phúc trình này được Hội dồng Dịch vụ Xã hội Úc (ACOSS) thực hiện và được hỗ trợ bởi Quỹ Ecstra Foundation, lấy số liệu từ Bộ Thống kê Úc.

Kết quả cho thấy tỷ lệ thất nghiệp dài hạn đang tăng vọt, và nhiều hơn gấp đôi con số đạt đỉnh trước đây là 350,000 người trong đợt suy thoái năm 1991.

Phúc trình đã đề xuất rằng nguyên nhân là do sự thiếu đầu tư của chính phủ vào việc hỗ trợ việc làm, do đó chỉ có 25% người mất việc trong đợt đại dịch mới có thể thoát khỏi tình trạng thất nghiệp lâu dài.

Mức tài trợ JobSeeker hiện nay cho một người độc thân không có con là $45 mỗi ngày.

CEO của ACOSS, Casandra Goldie, cho biết chính phủ Úc ‘đầu tư ít hơn những quốc gia tương tự trong việc hỗ trợ người dân tìm được việc làm thích hợp” và tỷ lệ thất nghiệp dài hạn đang ở mức báo động.

“Chúng ta đang chi trả cho các dịch vụ hỗ trợ tìm việc ít hơn một nửa mức trung bình của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế,” tiến sĩ Goldie cho biết.

“Chúng ta cần có những chương trình huấn luyện và việc làm linh hoạt cho những người đang thất nghiệp dài hạn, bao gồm cả việc huấn luyện và thực tập được trả lương, dựa trên nhu cầu mỗi cá nhân.
Hỗ trợ thu nhập cần phải tăng lên mức $67 mỗi ngày, và những khoản hỗ trợ như tiền thuê nhà, hỗ trợ người khuyết tật và chăm sóc trẻ cũng phải tăng lên.
Tiến sĩ Goldie cũng nói rằng nước Úc cần “thêm nhiều công việc ở mức entry – level (mức khởi điểm đòi hỏi ít kỹ năng) và phải bảo đảm người lao động được trả lương chính xác. Đồng thời nước Úc cũng phải giải quyết nạn bóc lột những lao động đang giữ visa tạm thời và những người đang làm trong các lĩnh vực có sự quản lý lỏng lẻo.

Điều lưu ý là cơ hội để tìm được một việc làm toàn thời đã giảm từ hơn 50% đối với người mới thất nghiệp chưa đầy 3 tháng xuống còn chưa tới 25% nếu như người đó thất nghiệp hơn 2 năm.

Hơn một nửa trong số người nhận tài trợ thu nhập trong đại dịch là người khuyết tật và 46% trong đó là người trên 55 tuổi.

Phúc trình cũng chỉ ra mặc dù các quảng cáo tìm việc đang tăng lên, nhưng hầu hết các vị trí này đều yêu cầu bằng cấp mà những người đang nhận JobSeeker không có.

Những vị trí khác thì đòi hỏi sức khoẻ và là những việc nặng không phù hợp với những người có khuyết tật, giờ giấc không linh động đối với người đang phải chăm sóc người khác, hoặc địa điểm làm việc mà người lao động không thể chuyển tới đó được.

Tổng trưởng Ngân khố Josh Frydenberg trước đây từng mô tả đại dịch là ‘cú sốc kinh tế lớn nhất kể từ cuộc đại suy thoái”, và ông vui mừng nói rằng nền kinh tế đã phục hồi trở lại.

“Công việc đã trở lại, tỷ lệ thất nghiệp là 4.6%, thấp nhất trong 12 năm. Các quảng cáo việc làm hiện đang cao hơn lúc bắt đại dịch là 30%,” ông nói trên Nine news hồi đầu tháng.

Thế nhưng tỷ lệ thất nghiệp của Úc đã tăng ngoài dự kiến, từ 4.6% trong tháng 9 tăng lên 5.2% trong tháng 10.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 11 November 2021 2:34pm
Updated 11 November 2021 2:43pm
By Hương Lan

Share this with family and friends