Hàng ngàn người đang bị Centrelink đòi lại tiền tài trợ trong đại dịch

Centrelink đang đòi ít nhất 11,000 người phải trả lại tổng cộng $32 triệu vì đã lãnh cả hai khoản tài trợ JobSeeker và JobKeeper trong đại dịch COVID-19.

The Employer Reporting Line - dubbed ‘Dobseeker’ by its critics - is already copping backlash by activists and jobseekers.

Source: AAP

Highlights
  • Centrelink đang đòi 11,000 người trả lại tổng cộng $32 triệu vì đã nhận cả hai tài trợ JobSeeker và JobKeeper.
  • Services Australia nói rằng đây là nghĩa vụ của người dân phải báo cáo nếu thấy có sai sót.
  • Chính phủ khẳng định sẽ tạm hoãn việc đòi nợ những người đang bị phong toả.
Cơ quan Dịch vụ Úc -  Services Australia - cho biết họ đã xác nhận có ít nhất 11,000 người đang nợ Centrelink tổng cộng $32.8 triệu đô la.

Centrelink cho biết khoản nợ này là do người dân nhận tiền trợ cấp, chẳng hạn JobSeeker hoặc Austudy, nhưng đồng thời vẫn nhận cả tiền JobKeeper từ doanh nghiệp làm việc.

Cho đến khi bị chấm dứt vào tháng Ba, JobKeeper là do Sở thuế quản lý, được trả bằng cách trả trực tiếp cho doanh nghiệp sau đó chuyển sang cho nhân viên $750 mỗi tuần.

Một luật sư đại diện cho những người bị Centrelink đòi nợ nói rằng có rất nhiều người đã được Centrelink trả dư và họ cũng đã nêu vấn đề này suốt một năm qua.

Bà Deborah Tidbury, một người làm việc toàn thời gian ở một cửa hành bánh tại vùng nông thôn Queensland, trao đổi với đã cho biết bà bị mất việc trong đại dịch.

“Tôi chưa từng làm việc với Centrelink trong suốt 18 năm, thế nên tất cả những công việc này là hoàn toàn mới.

“Tôi cũng bắt đầu đăng ký để nhận JobSeeker.”

Bà Tidbury nói trong vài tuần đầu bà không nhận được tài trợ JobSeeker, nhưng sau đó bà lại được nhận JobKeeper từ chủ doanh nghiệp.

Ngay từ đầu bà đã gọi Centrelink để thông báo rằng bà đã nhận được quá nhiều tiền tài trợ JobSeeker và cho biết có thể đã bị trả dư, nhưng Centrelink trả lời là bà đủ điều kiện để nhận, và nếu có sai sót thì bà sẽ nhận được thông báo nợ.

“Tôi đã để riêng khoản tiền dư đó sang tài khoản cá nhân, và rất may là tôi đã làm thế.”

Và gần 1 năm sau, bà Tidbury nhận được thư từ Centrelink yêu cầu bà trả lại $550 tiền tài trợ COVID-19 và $498.59 tiền JobSeeker.

“Họ làm như đây là lỗi của tôi. Cứ như tôi là người đã gây ra sai sót vậy.”

Và mặc dù rất tức giận với hệ thống, nhưng bà Tidbury cũng trả lại khoản nợ cho Centrelink.

“Tôi không tin tưởng vào cái hệ thống này, đó là lý do vì sao tôi đã để riêng tiền ra một bên.

“Đó là một khoản nợ, nhưng khoản nợ đó là lỗi của chính phủ.”
Bộ trưởng Bộ Dịch vụ Xã hội Linda Reynolds thông báo trong một văn bản nói rằng những người hiện đang bị phong toả sẽ không bị truy đòi tiền nợ ngay lúc này.

“Chúng tôi hoàn toàn hiểu rằng nhiều người đang phải rất khó khăn. Đó là lý do chúng tôi tạm dừng việc đòi tiền ở những vùng bị phong toả.”

Tuy nhiên bà Reynolds nói trước Thượng viện vào tuần rồi là người dân hoàn toàn nhận thức được bổn phận của họ là phải báo cáo nếu thấy có sai sót trong thời gian đại dịch.

“Đó là nghĩa vụ của người dân khi nhận được tiền Jobseeker, hoăc bất kỳ khoản tài trợ phúc lợi nào khác, phải báo cáo thu nhập nhận được từ công ty chính xác cho Services Australia, và trong đó bao gồm cả việc nếu họ nhận được JobKeeper trong khi đã nhận JobSeeker,” bà Reynolds nói.

“Có khoảng 79,000 người được nhận diện đang có nguy cơ bị trả dư khi họ khai thu nhập tối thiểu và đã được Services Australia liên lạc từ tháng Bảy năm ngoái.

“Khi có người bị trả dư, cơ quan của tôi sẽ luôn gửi thư cho họ biết họ được trả dư bao nhiêu và vì sao họ nợ tiền.”

Vậy nếu nhận được một thư đòi tiền từ Centrelink, quý vị sẽ phải làm gì?

Không nhất thiết phải ngay lập tức trả lại số tiền đó. Nếu quý vị cho rằng đây là lỗi của hệ thống và chắc chắn mình không nợ nần gì cả, quý vị có thể gọi lên Centrelink Debt Recovery Line để giải thích. Hoặc có thể yêu cầu Centrelink xem xét lại và sẽ mất 49 ngày để cơ quan này hoàn tất việc rà soát.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 16 August 2021 5:34pm
By Hương Lan

Share this with family and friends