Thỏa ước này cho phép các công ty Trung Quốc được quyền truy cập vào dữ liệu người dùng để giúp họ xây dựng ‘những trải nghiệm’ Facebook trên nền tảng công nghệ của họ
Phía Facebook khẳng định tất cả những dữ liệu thu thập được vẫn nằm trong điện thoại người dùng chứ không nằm trong máy chủ.
Facebook vốn bị cấm tại Trung Quốc từ năm 2009, nhưng họ vẫn đang tìm một con đường để xâm nhập vào được thị trường đầy tiềm năng này.
Những mối quan ngại về luật pháp
Tờ New York Times hồi đầu tuần đã có phúc trình cho biết Facebook đã cung cấp cho ít nhất 60 công ty sản xuất thiết bị điện tử quyền được truy cập dữ liệu người dùng, và dữ liệu của bạn bè của người sử dụng Facebook, mà không được sự đồng ý của người đó, và trong nhiều trường hợp những thông tin này được lưu trữ trong máy chủ của công ty sản xuất.
Facebook đã phủ nhận những cáo buộc cho rằng đây là vi phạm quyền riêng tư.
Nghị sỹ Mark Warner thuộc Ủy ban Tình báo Thượng Viện Hoa kỳ, nói rằng, tin tức về công ty Huawei là một trong những công ty được đặc quyền truy cập dữ liệu Facebook đã dấy lên ‘mối quan ngại về mặt pháp lý’.
Vào hôm thứ Ba, Facebook đã đáp trả rằng “ Facebook đang cùng với nhiều công ty công nghệ Mỹ đã làm việc với Huawei và các công ty sản xuất của Trung Quốc để tích hợp các dịch vụ vào những chiếc điện thoại’.
Francisco Varela, phó chủ tịch các đối tác điện thoại của Facebook, cho hay, sự sát nhập với Huawei, Lenovo. OPPO và TCL đã ‘được kiểm soát ngay từ ban đầu’ và ‘chúng tôi chấp thuận những trải nghiệm trên Facebook mà các công ty này xây dựng’.
“Được sự quan tâm từ Quốc hội, chúng tôi muốn làm rõ rằng những dữ liệu lấy được sau khi tích hợp với Huawei sẽ được lưu trữ trên điện thoại, chứ không phải trên máy chủ của Huawei.”
Hồi năm 2012, Ủy ban Tình báo Hoa kỳ đã cảnh báo các công ty của nước này trong chuyện làm ăn với Huawei và các công ty viễn thông Trung Quốc khác.
Một phúc trình cùa ủy ban đã đặt ra câu hỏi rằng những công ty của Hoa kỳ có đang quá thân cận với Đảng Cộng sản và quân đội Trung Quốc hay không. Phúc trình cũng đề xuất rằng các sản phẩm và dịch vụ của họ có thể đem lại mối nguy về mặt an ninh dài hạn đối với Hoa kỳ.
Facebook đã bị điều tra sau tai tiếng liên quan đến công ty tư vấn Cambridge Analytica.
Hai công ty này là tâm điểm tranh cãi về việc thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân, và không biết những thông tin đó có được sử dụng để tác động đến kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 hay cuộc trưng cầu dân ý Brexit ở Anh hay không.
CEO Facebook, Mark Zuckerberg hồi tháng 5 đã lên tiếng xin lỗi những nhà làm luật của Liên Âu về vai trò của công ty này trong tai tiếng Cambridge Analytica và về việc đã cho phép thông tin giả tràn lan trên nền tảng công nghệ của họ.
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại