Trong chương trình “Owning your story”, các tác giả thảo luận xoay quanh chủ đề những ý tưởng mà họ theo đuổi trong quá trình sáng tác, cũng như điều gì đã đưa họ gắn với nhau và cùng hoạt động trong nhóm SWEATSHOP.
Đặc biệt họ nêu lên những mặt xấu liên quan đến sự phân chia giai cấp và kì thị sắc tộc trong xã hội Úc nói riêng, và trên thế giới nói chung.
Có 6 tác giả có mặt trong buổi thảo luận là: Winnie Dunn, Monikka Eliah, Stephen Pham, Shirley Le, Omar Sakr và Evelyn Araluen. Trong đó Stephen và Shirley là hai tác giả trẻ người Úc gốc Việt.
Tất cả các tác giả đều có nguồn gốc từ những nền văn hóa và ngôn ngữ khác nhau, và họ đều có những trải nghiệm tương tự đối với nạn phân biệt sắc tộc vốn vẫn còn tồn tại trong một xã hội đa văn hóa như Úc.
Theo họ, không chỉ riêng những người thuộc cộng đồng di dân mới, mà ngay cả thê hệ thứ hai được sinh ra trên đất Úc cũng phải đối mặt với nạn kì thị từ trên ghế nhà trường, cho đến khi ra ngoài xã hội.
Các tác giả đã chia sẻ những trải nghiệm tồi tệ của bản thân đối với vấn đề này, và nêu những lý do vì sao họ quyết định nói lên sự thật và đấu tranh vì sự thật trong các sáng tác của mình.Trong phần hỏi đáp giữa các tác giả và người nghe, một người phụ nữ da trắng đặt ra câu hỏi cho tác giả Winnie Dunn, sau khi bà nghe cô tác giả trẻ này “vơ đũa” rằng hầu hết người da trắng đều là ‘shit’.
Source: SWEATSHOP
“Tôi thực sự thích những câu chuyện mà các bạn chia sẻ, thay vì giữ chúng cho riêng mình. Tôi nghĩ đó là điều rất tuyệt, tôi muốn đọc thêm những truyện khác. Nhưng tôi thực sự muốn hỏi các bạn rằng, các bạn nghĩ mình sẽ nhận thêm được gì từ việc gọi tôi – một người da trắng - là ‘shit’?”
Nhóm tác giả trẻ đã có những câu trả lời khác nhau, tuy nhiên, họ vẫn giữ vững lập trường và chịu trách nhiệm về những gì họ đã tuyên bố.
“Bà hỏi đích danh tôi, nên tôi thừa nhận là mình đã nói câu đó. Và tôi hoàn toàn đứng vững trên ý kiến của mình. Khi được sinh ra là một người da trắng, bà đã thừa hưởng tất cả những đặc quyền mà những cộng đồng thiểu số như chúng tôi không có được,” Winnie trả lời.
“Ý của tôi muốn nói là trong những câu truyện, chúng ta nên đề cập cụ thể và thẳng thắng những thế lực nào đã định hình chúng ta vào những khuôn khổ tạo nên chính con người và thái độ của chúng ta như bây giờ. Và đó là những câu truyện mà chúng tôi nhắm đến để kể,” tác giả Omar Sakr đóng góp ý kiến tại buổi thảo luận.
Trên Tweeter của mình, Omar cũng chia sẻ thêm:
“Thật sự lố bịch khi nói rằng ‘bạn đang hành động y chang những điều mà người da trắng đã làm với bạn’. Chúng tôi không phải là những quốc gia xâm lược, chúng tôi không tạo ra các chính sách gây hại cho các cộng đồng, chúng tôi không làm bất cứ điều gì khác ngoài việc lên tiếng cho chính mình và chỉ đích danh những hành vi tồi tệ kia.”
“Tôi có thể nói chút ý kiến của mình không? Thế này, đó thực sự là một điều đáng tiếc khi chúng tôi phải thuyết phục bà đứng về phía chúng tôi bằng cách đối xử tốt với bà. Vì bà vừa gợi ý rằng nếu chúng tôi không cư xử tốt hơn, thì chúng tôi sẽ không nhận được sự hỗ trợ từ bà? Sự khác biệt là khác biệt, cho dù nó có theo phe của bà hay không,” tác giả Monikka Ellah đã phản biện.
Vị khán giả vẫn kiên trì đưa ý kiến của mình: “Đó không phải là điều tôi muốn nói đến. Tôi muốn đề cập về việc các bạn đang nhục mạ những người đang tìm cách đến gần các bạn.”
“Chúng tôi không hề bảo bà phải đến đây. Đây là sự kiện dành cho tất cả mọi người,” tác giả Evelyn Naraluen đáp.
Giữa cuộc tranh luận vẫn còn nhiều điểm chưa thỏa mãn của cả hai bên, vì mỗi người đều có vẻ như đang tranh luận những khía cạnh khác nhau của vấn đề. Khó để có được tiếng nói chung giữa những cây bút trẻ và một thế hệ những người mà họ gọi là ‘white privileged persons’ khi cả hai bên không có cùng một cách nghĩ.Khi được hỏi ý kiến của mình về vụ trên, tác giả trẻ Shirley Le đã chia sẻ ý kiến của cô như sau:
Source: Minh Phuong
“Winnie Dunn chỉ cố diễn đạt sự bức bối của cô về sức mạnh đặc quyền mà những người da trắng từ khi sinh ra đã có được, và khi cô ấy đưa một lời bình luận ra, thì vị khán giả da trắng ở bên dưới đã nhận câu nói đó với hàm ý cá nhân. Thay vì bà nên suy nghĩ lại vị trí của bà tại đất nước này.
Tôi khuyến khích mọi người hiểu rằng buổi trò chuyện hôm qua chủ yếu là về những nghệ sĩ thuộc các cộng đồng thiểu số, tập hợp lại với nhau để nói về ý nghĩa của việc viết nên câu chuyện cho riêng mình, và sử dụng ngòi bút là một công cụ để truyền sức mạnh cho cộng đồng.
Chúng tôi chia sẻ về những trải nghiệm của bản thân trong suốt một tiếng. Và tôi thực sự cảm thấy thất vọng vì vị khán giả đó lại chỉ chú ý đến từng từ ngữ cá biệt. Rồi bà ấy muốn biến cả cuộc thảo luận đó thành diễn đàn cho cảm xúc của bà với tư cách là một người có đặc quyền.
Bà ta muốn bắt bẻ hành động của chúng tôi theo hướng mà bà ấy cảm thấy thoải mái. Điều này vốn không lạ gì với tôi. Tôi hiểu rằng người da trắng sẽ cảm thấy rất buồn và quan ngại khi nghe được những lợi thế mà họ có được hơn hẳn so với những người còn lại trên thế giới này.
Cá nhân tôi cũng cảm thấy không thoải mái khi biết được những đặc quyền mà bản thân mình có sẵn khi xuất thân từ tầng lớp khá giả trung lưu. Nhưng điều đó không có nghĩa là tôi phải im lặng và buộc những người khác im lặng, và áp đảo cuộc thảo luận để thỏa mãn cảm xúc của mình.
Nếu những người da màu có thể chấm dứt được nạn phân biệt chủng tộc, và sự đàn áp chỉ bằng cách đối xử tốt và tử tế với người da trắng, thì có lẽ chúng ta đã thực hiện được điều đó từ rất rất lâu rồi.”
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại