Theo báo The Age ngày 16/1, các chuyên gia Úc đang bày tỏ lo ngại về loại kem chống nắng dạng bình xịt hay thường gọi là Aerosol spray sunscreen sau một loạt các vụ gây tác hại với da của người sử dụng.
Một loạt các vụ bị cháy nắng nghiêm trọng đã xảy ra khiến các chuyên gia đặt câu hỏi về tính phù hợp và hiệu quả của kem chống nắng loại bình xịt, mà hiện đang được dùng phổ biến trong những năm gần đây.
Và các cuộc thử nghiệm đã chỉ ra rằng da của người sử dụng các loại kem chống nắng bình xịt có thể bị phỏng, bị bong ra trước ánh nắng bởi vì khi dùng bình xịt người ta không phun được đều lên bề mặt của da, và mỗi bình kem thì chỉ có một nửa thành phần là kem chống nắng mà thôi.
Kem chống nắng dạng bình xịt thật sự là gì?
Kem chống nắng dạng bình xịt đã trở nên phổ biến trong 3-5 năm qua bởi vì sử dụng nhanh chóng và tiện lợi, dễ dàng, đặc biệt là đối với trẻ em và xịt được vào những phần khó tiếp cận trên cơ thể.
Thế nhưng, nói với báo The Age, bác sĩ Natasha Cook ở Trung tâm Da liễu và Da Darlinghurst cho biết quá nhiều người gặp vấn đề sau khi sử dụng loại kem chống nắng dạng bình xịt khiến bà tự hỏi liệu có nên tiếp tục cho phép lưu hành loại kem chống nắng dạng bình xịt trên thị trường hay không.
"Mọi người không phu đều và bỏ qua các vùng lớn của da, và nếu bạn đang ở ngoài trời và có một làn gió, thì một nửa lượng kem được phun ra theo gió bay đi."
"Các nhà sản xuất đã không thực hiện hết trách nhiệm của mình, lẽ ra họ phải hướng dẫn làm thế nào để sử dụng tốt nhất sản phẩm bình xịt.”
“Bởi vì để đạt được hiệu quả bảo vệ da khỏi ánh nắng, bạn phải phun ba hoặc bốn lớp lên da.”
"Kem chống nắng loại bình xịt là những sản phẩm không tệ, thế nhưng có vẻ sản phẩm không phù hợp với cách sử dụng của mọi người.”
“Chúng ta phải đặt câu hỏi liệu loại bình xịt này có nên được bán tiếp hay không, bởi vì tôi nghĩ rằng nó khiến mọi người có cảm giác không đúng về việc bảo vệ cho làn da và sức khỏe," bà Cook nói.
Bị cháy nắng, lột da vì kem chống nắng
Một trong rất nhiều trường hợp ở Melbourne là bà Briar Houston. Bà này tiết lộ với The Age rằng, tuần trước mặc dù đã phun kem chống nắng vào bắp chân bằng loại Banana Boat SPF 50+, nhưng cuối cùng thì chân bà bị phồng rộp và sưng lên sau khi đi nắng.
Điều khá ngạc nhiên là bà nay cho biết, chính những chỗ mà bà xịt kem chống nắng thì lại là chỗ bà bị cháy nắng nhiều nhất.Còn cô Georgina Bueti nói với Fairfax rằng chồng và cô con gái nhỏ Zoe đã làm theo các hướng dẫn của Hội đồng Ung thư, đó là dùng loại kem SPF 50+ và để lạnh trước khi bôi, thế nhưng bôi rồi mà vẫn bị cháy nắng, lột da.
Briar Houston's burns to her legs and feet and was left in a “world of pain” after applying SPF 50+ spray sunscreen during a trip to Perth work Source: Facebook/ Briar Houston
"Đôi chân chồng tôi bị đỏ tấy. Anh ấy đã sử dụng đúng cách kem chống nắng, tức là phun từ khoảng cách thích hợp và chà xát nó vào da của mình."
"Chúng tôi có một hồ bơi ở nhà và thường xuyên sử dụng kem chống nắng, và chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ cố gắng phun thật nhiều kem nhưng hiệu quả của nó thì như những gì chúng ta nghĩ," cô Bueti nói.Vấn đề nằm ở đâu?
Melbourne woman Briar Houston says she was left badly burned Source: Facebook/ Briar Houston
Theo Giáo sư Sanchia Aranda, Giám đốc điều hành của Hội đồng Ung thư Úc cho The Age biết, vấn đề là người sử dụng kem chống nắng loại bình xịt như cách dùng bình xịt muỗi, trong khi thực tế là sau khi xịt kem thì cần phải chà xát kem thật kỹ và đều lên da.
Mọi người biết là nên bôi ít nhất một thìa cà phê kem chống nắng cho mỗi chân hoặc tay, mặt trước và mặt sau của cơ thể, nhưng không nhiều người biết được là cần phải xịt kem chống nắng thế nào cho đúng cách.
Bôi kem thế nào là đúng cách?
Theo giáo sư Anrada thì Bạn có thể phun nó vào tay của bạn trước để chắc chắn rằng bạn đã lấy đủ lượng kem để bôi.
Còn một vấn đề khác cũng nên chú ý là chính các bình, lon làm bằng thép hoặc nhôm có thể dễ dàng bắt nhiệt, bị nóng lên dưới ánh sáng mặt trời và vì thế làm giảm hiệu quả của các thành phần kem chống nắng.
Hãy lựa chọn thông thái
Điều nữa là tại Mỹ, Consumer Reports, đề nghị các bậc cha mẹ không nên sử dụng các sản phẩm bình xịt cho trẻ em của họ, vì nếu hít phải các thành phần trong kem chống nắng có thể gây kích ứng phổi của các bé, có khả năng gây ra cơn hen suyễn.
Nói đến thành phần kem chống nắng dạng bình xịt thì 1 lý do nữa khiến nó không có được tác dụng như mong muốn, theo báo The Age là vì chỉ có 40 đến 60 phần trăm dung lượng trong bình xịt là kem chống nắng, Phần còn lại khí để đẩy kem lên.
Thế nhưng, nếu so sánh với một ống kem chống nắng thì loại bình xịt nếu tính trên đơn vị giá cả tương ứng với dung lượng thì đắt nhất trong các loại kem chống nắng.
Giá trung bình cho mỗi 100 gram của kem chống nắng loại bình xịt là $10, nhưng vì chỉ có một nửa của bình là kem chống nắng, nên chi phí thực sự là $20.
Tất nhiên, người tiêu dùng sẽ quyết định xem giá trị đó có đáng để bỏ ra không, để có được sự tiện lợi.