Việc bắt giữ giám đốc tài chính của Huawei, bà Meng Wanzhow như đổ thêm dầu vào lửa cho tình hình vốn đã căng thẳng trong mối quan hệ Trung - Mỹ, khiến thị trường chứng khoán lao đao và nhiều lo ngại rằng cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc này có thể tiếp diễn.
Tin tức về chuyện bà Meng bị bắt ở Canada xảy ra hôm thứ Bảy tuần trước, và Mỹ đã yêu cầu Canada dẫn độ bà về quốc gia này do cáo giác đã vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
Ông Shaun Rein, sáng lập tập đoàn Nghiên cứu Thị trường Trung Quốc, cho rằng “nếu tôi là một quản lý ở cấp độ cao như vậy tại Google hay Cisco thì chắc chắn tôi cũng sẽ không đời nào dám đến Trung Quốc vào thời điểm này”.
Vụ bắt giữ bà Meng Wanzhow bị chính quyền Trung Quốc phản ứng rất gay gắt. Phát ngôn nhân ngoại trưởng Trung Quốc Geng Shuang cho hay, Bắc Kinh đã lên tiếng “Việc giam giữ mà không có lý do đã vi phạm nhân quyền.”
Bà Meng được biết vẫn đang ở Canada từ hôm thứ Bảy tới nay.
Bà Meng là con gái của nhà sáng lập Ren Zhengfei, được xem là ngôi sao đang lên trong tập đoàn công nghệ này.
“Việc bắt giữ bà Meng cũng tương tự như việc Trung Quốc bắt giữ con trai Steve Job vậy.”
Thị trường chứng khoán lập tức tuột dốc
Chứng khoán Mỹ và cổ phiếu châu Á giảm nhanh trước tin tức giám đốc tài chính Huawei bị bắt. Theo đó chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (giảm 1,43%) rớt hơn 300 điểm trong đêm 5/12, còn chỉ số tổng hợp Nasdaq rơi 1,31%. Ở châu Á, chỉ số Hang Seng rơi 2,62%.
Thị trường Âu châu cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng, nặng nề nhất là London, Frankfurt và Paris.
Chỉ số Euro Stoxx 50 giảm 3.7%, mức thấp nhất trong 2 năm qua.
Thị trường chứng khoán Mỹ đã giảm mạnh hồi đầu tuần do những hồ nghi đang gia tăng về những gì mà Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đã thống nhất tại cuộc gặp ở Argentina, diễn ra vào đúng ngày bà Meng bị bắt ở Canada.
Một số chuyên gia phân tích cho rằng thị trường đang đang diễn tiến xấu không theo luật, và Trung Quốc có động cơ mạnh mẽ để đạt được thỏa thuận với Hoa Kỳ trong tiến trình thương mại. Mặt khác, Trump đã đe dọa áp dụng thêm $US200 tỷ thuế lên hàng nhập khẩu Trung Quốc trong vòng 90 ngày.
Huawei có che dấu sai phạm?
Tháng 4/2018, các nguồn tin nói với Reuters rằng các nhà chức trách Mỹ đã thăm dò Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, kể từ năm 2016 vì cáo buộc vận chuyển các sản phẩm của Mỹ sang Iran và các quốc gia khác, vi phạm luật xuất khẩu và trừng phạt của Mỹ. Việc thăm dò được cho là do văn phòng luật sư Mỹ tại Brooklyn thực hiện.
Bộ Tư pháp Mỹ ngày 5/12 từ chối bình luận. Một phát ngôn viên của văn phòng luật sư Mỹ ở Brooklyn cũng từ chối trả lời Reuters.
Huawei xác nhận vụ bắt giữ trong một tuyên bố và nói họ chỉ được cung cấp rất ít thông tin về các cáo buộc, bên cạnh đó họ "không nhận thức được về bất kỳ hành vi sai trái nào của bà Mạch". Huawei nhấn mạnh tập đoàn tuân thủ mọi quy định về kiểm soát xuất khẩu hiện hành của Liên Hiệp Quốc, Mỹ và EU.
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại