Bạn có đánh răng mỗi ngày và đã bao giờ dùng chỉ nha khoa

Một cuộc khảo sát với 25.000 người do Hiệp hội Nha khoa Úc ADA thực hiện cho thấy nhiều người trong chúng ta đang có những thói quen không tốt khi nói đến việc vệ sinh răng miệng.

Brushing your teeth at least twice a day and flossing regularly can help to keep gum disease at bay

Brushing your teeth at least twice a day and flossing regularly can help to keep gum disease at bay Source: ©costculator/Dentist https://costculator.com/dentist/

Đối với nhiều người Úc, đi khám răng không phải là điều thú vị. Trên thực tế, nghiên cứu mới cho thấy chỉ 13% người Úc đã đến gặp nha sĩ trong 12 tháng qua.

Dr Mikeala Chinotti của Hiệp hội Nha khoa Úc ADA cho biết cứ bốn người trưởng thành ở Úc thì có ba người không làm sạch kẽ răng một cách thường xuyên.

"Vì vậy, chúng ta nên nghĩ đến việc dùng chỉ nha khoa. Cũng như vậy, 1/5 người lớn chỉ đánh răng một lần mỗi ngày. Nhưng thú vị là đối với những người cho biết họ chỉ chải răng một lần mỗi ngày, 30% trong số này cho biết điều đó khiến họ đau đớn, và sau đó lý do phổ biến tiếp theo thực sự là mọi người nghĩ rằng đánh răng thường xuyên không tốt cho răng của họ."

Trong khi đó Dr Roshan Abraham một nha sĩ ở Sydney, nói rằng hầu hết mọi người không hiểu giá trị của việc dùng chỉ nha khoa.

"Có những người rất khó tính với việc vệ sinh răng miệng của họ, nhưng cũng có người dễ giải hơn. Và họ nghĩ rằng chỉ cần đánh răng là tốt rồi. Tôi từng nghe bệnh nhân thắc mắc, răng tôi bị sâu nhưng mà tôi đánh răng mỗi ngày mà. Và tôi hỏi họ có dùng chỉ nha khoa không, nhiều người nói họ chưa bao giờ sử dụng chỉ nha khoa mà chỉ dùng bàn chải đánh răng. Nhưng bàn chải không làm sạch kẽ răng. Vì vậy, đó là một vấn đề."

Dr Abraham cho biết mọi người cũng nên giảm lượng đường tiêu thụ để cải thiện sức khỏe răng miệng.

"Một ​​số bệnh nhân bước vô phòng mạch của tôi với chai Coke trên tay, tôi vô cùng kinh hãi, tôi bị sốc. Đó chính xác là lý do tại sao họ phải đến gặp tôi. Vì vậy, tôi cố gắng thuyết phục họ nhưng tôi không biết liệu họ có dừng lại hay không."

Bỏ qua các thói quen chăm sóc răng miệng tốt hơn có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho các lĩnh vực khác, mà Dr Chinotti cho biết 2/3 người lớn không nhận thức được.

"Tôi đoán, một trong những điều được biết đến nhiều nhất hoặc phổ biến nhất mà chúng ta thường đề cập đến là tác động của bệnh tiểu đường đối với miệng. Những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 mà chưa được phát hiện hoặc chưa được kiểm soát tốt, có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh nướu răng nghiêm trọng. Những gì xảy ra trong miệng là xương và nướu bị mất xung quanh chân răng nên chúng thực sự trở nên lỏng lẻo theo thời gian nếu điều trị."

PingPing Han là một nghiên cứu sinh tại Trường Nha khoa Đại học Queensland. Cô ấy nói rằng bệnh nướu răng rất phổ biến nhưng có thể dễ dàng ngăn ngừa bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày.

"Nếu bạn đang đánh răng và phát hiện ra răng mình bị chảy máu khi đang đánh răng, điều đó có nghĩa là bạn đã bị viêm nướu. Chúng tôi gọi căn bệnh ban đầu đó là viêm nướu. Nhưng đừng lo lắng khi nó tái phát vì rất phổ biến. Bệnh này ảnh hưởng đến ít nhất 90% người lớn trên thế giới. Nếu bạn để nó cho đến khi nó phát triển nặng thêm, cuối cùng mô nướu của bạn sẽ mất đi và bạn sẽ mất răng."

Dr Chinotti nói rằng có một số yếu tố tác động, ví dụ thiếu kiến thức.

"Nhiều người không biết rằng hai lần là số lần tối ưu mỗi ngày để đánh răng vì không được ai nói cho biết, hoặc không có điều kiện đi khám răng định kỳ, ví dụ trong tghời gian phong tỏa Covid."

Ngoài việc lỡ hẹn do đại dịch, các chương trình nha khoa được tài trợ và quảng bá kém, danh sách chờ đợi dài ở nhà thương công và chi phí nha khoa thường cao cũng có thể góp phần hạn chế việc khám răng.

Giảng viên cao cấp về Nha khoa Nhi khoa tại Trường Nha khoa Đại học Melbourne, Dr Mihiri Silva nói rằng cần phải làm nhiều việc hơn nữa để cung cấp dịch vụ chăm sóc răng miệng dễ tiếp cận hơn.

"Chắc chắn cần phải làm nhiều việc hơn nữa vì thường có nhiều yếu tố ví dụ hạn chế tiếng Anh, hoặc các yếu tố khác như khó khăn tài chính, v.v., nhiều thứ khiến những người mới đến Úc khó tiếp cận dịch vụ nha khoa hơn."

Nhưng Dr Silva lưu ý mọi người các dịch vụ nha khoa công cộng trên khắp đất nước cung cấp nguồn lực và hỗ trợ cho những người cần.

"Tùy nơi bạn ở, nha sĩ của bạn có thể giúp thu xếp thông dịch viên cho bạn. Chắc chắn hầu hết các phòng khám công đều có thể làm điều đó và bệnh viện cũng có thể làm điều đó."

Dr Roshan Abraham cũng làm việc tại Dịch vụ Y tế Thổ dân Durrie ở Camspie, Sydney. Ông cho biết tại New South Wales, Dịch vụ Nha khoa Công cộng cung cấp các dịch vụ nha khoa miễn phí cho trẻ em dưới 18 tuổi, nhưng nhiều người không biết.

 

"Trẻ em không phụ thuộc vào mức thu nhập của cha mẹ chúng, ngay cả khi chúng là con của triệu phú, chúng đều có thể đến một phòng khám nha klhoa công và được điều trị miễn phí."

Ông cũng cho biết nếu mọi người có thẻ giảm giá như Health Care Card, họ sẽ đủ điều kiện để được điều trị miễn phí tại bất kỳ hệ thống nha khoa công cộng nào trong tiểu bang.

Nhân Tuần lễ Vệ sinh Răng Miệng 1-7 tháng 8, Dr Chinotti của Hiệp hội Nha khoa Úc ADA đưa ra thông điệp rằng được cung cấp thông tin đầy đủ là chìa khóa để dân chúng chăm sóc răng miệng tốt hơn.

"Vì vậy, ADA đã tạo ra một trang web. Nó có tên là teeth.org.au và đó là một nền tảng tổng hợp trả lời rất nhiều câu hỏi về sức khỏe răng miệng. Thông tin cung cẫ́p dưới dạng văn bản, podcast, video. Gần đây nhất, một số video tải lên bằng ngôn ngữ AUSLAN đã được đưa vào trang web."

Dr Chinotti cho biết họ tiếp tục đưa vào các tài liệu thực sự đa dạng, thậm chí ADA đang làm việc với một nhóm các chuyên gia nha khoa thổ dân để bổ sung thêm một số tài liệu dành cho người Úc gốc Thổ dân và dân đảo eo biển Torres.


Share
Published 29 July 2022 3:39pm
By Hannah Kwon
Presented by Quốc Vinh

Share this with family and friends