Nộp đơn xin quốc tịch có nguy cơ bị hủy thường trú?

Có phải đã có thường trú là yên tâm chờ đến ngày nhận quốc tịch? Hiện tại Chính phủ đang ngày càng siết chặt các điều luật di trú và quy trình xét duyệt, và nguy cơ bị hủy thường trú vẫn xảy ra nếu như đã từng phạm phải các điều sau đây.

Citizenship denied

Source: wikimedia commons

Những câu chuyện bị hủy visa thực ra không mới, nhưng kể từ sau khi dự luật quốc tịch bị Thượng viện bác bỏ hồi tháng 10/2017, Bộ Di trú ngày càng siết chặt hơn quy trình xét duyệt hồ sơ, và họ không ngần ngại từ chối cấp visa, hoặc thậm chí hủy bỏ visa cũ nếu phát hiện hồ sơ đã có tì vết.

Việc siết chặt các quy định không chỉ xảy ra ở những visa tạm trú và thường trú, mà hiện tại còn xảy ra với cả những hồ sơ xin cấp quốc tịch. Cụ thể, những người đang giữ thường trú đủ điều kiện xin quốc tịch, vẫn có thể bị hủy thường trú nếu Bộ di trú phát hiện ra những sai phạm.

Những hồ sơ dễ bị 'săm soi' nhất?

Có lẽ do đã quá nhiều trường hợp kết hôn giả bị phát hiện, nên những hồ sơ xin cấp quốc tịch thường bị ‘soi’ kỹ nhất, đầu tiên phải kể đến các hồ sơ mà trước đó có visa thường trú nhờ bảo lãnh vợ/chồng

Đã từng có người sang Úc định cư bằng con đường visa bảo lãnh người phối ngẫu. Đến khi đủ điều kiện nộp hồ sơ xin quốc tịch, Bộ Di trú phát hiện trong hồ sơ người này khai đã ly hôn vợ. Người này sau đó đã nhận được thư của Bộ Di trú từ chối cấp quốc tịch với lý do nghi ngờ “đã từng kết hôn giả để có thường trú”.

Ở trường hợp này, Bộ Di trú căn cứ trên thời gian của những lần kết hôn, ly hôn và thời điểm nhận visa để có quyền nghi ngờ. Tệ hơn nữa, có những người trong thời gian chờ cấp quốc tịch đã vội vã bảo lãnh người yêu mới.
Một loại visa cũng bị xem xét kỹ là visa tay nghề đi kèm người phụ thuộc. Đã có những cặp nộp đơn visa diện tay nghề, sau khi được cấp visa thường trú thì chia tay. Nhưng đến lúc xin quốc tịch đã bị Bộ Di trú chất vấn và nghi ngờ vì thời gian có visa và thời gian chia tay quá gần nhau.

Cả hai trường hợp trên, bước đầu tiên Bộ Di trú sẽ hủy đơn xin quốc tịch, sau khi đã thu thập đủ chứng cứ, họ sẽ có quyền hủy bỏ cả visa thường trú.

Không được chủ quan với yêu cầu "Nhân thân tốt"

Và dù đã đậu bài thi quốc tịch nhưng vẫn chưa có gì bảo đảm là cá nhân sẽ được tuyên thệ trở thành công dân Úc, nếu như Bộ Di trú cho rằng cá nhân đó không thể hiện được ‘good character’ – nhân thân tốt.

Điều kiện nhân thân tốt – theo luật quốc tịch - không có định nghĩa cụ thể, nên hoàn toàn hoàn toàn dựa vào ý kiến chủ quan của nhân viên xét hồ sơ. Tuy nhiên đối với những trường hợp sau đây, nguyên nhân khá rõ ràng để Bộ Di trú có cơ sở từ chối hoặc hủy visa.
Đổi tên/Dùng tên giả nhưng không khai báo: đa phần những trường hợp không khai báo sử dụng tên giả là do đã phạm án, bị truy nã ở ngoại quốc, và sau đó trốn sang Úc. Dù may mắn thoát được quy trình xét duyệt visa và được nhận quốc tịch, nhưng nếu bị phát hiện, Chính phủ vẫn có quyền tước quốc tịch của người đó.

Nếu có vi phạm pháp luật trong thời gian sống ở Úc, dù là án tù hoặc những vi phạm dân sự nhỏ bị phạt tiền, cũng đều phải khai báo. Điều này thể hiện trong giấy lý lịch tư pháp AFP, nhưng nếu không khai báo trong tờ khai cũng có thể bị rắc rối trong việc xét duyệt visa.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 4 January 2018 8:37pm
Updated 12 August 2022 3:47pm
By Luật sư Andie Lâm, Hương Lan


Share this with family and friends