Cảnh báo hình thức lừa đảo mới: Một cặp vợ chồng bị mất hơn $800.000

Người Úc đã mất tổng cộng hơn 16 triệu đô la vì các vụ lừa đảo hoá đơn giả. Giờ đây bọn tội phạm đã có một thủ đoạn mới.

A person looking at an online invoice on a laptop

Fake invoice scams involve criminals posing as real businesses and targeting recent customers. Source: Getty / AndreyPopov / iStockphoto

Khi thanh toán hoá đơn trên mạng, bạn kiểm tra các chi tiết cẩn thận đến mức nào?

Thiệt hại của các vụ lừa đảo hóa đơn giả đang gia tăng ở Úc, khi dịch vụ Scamwatch của Ủy ban Giám sát Cạnh tranh và Người tiêu thụ Úc (ACCC) cho biết một cặp vợ chồng đã bị mất hơn $800.000.

Trong năm 2023, người Úc đã mất 16,2 triệu đô la vì hình thức lừa đảo này, và số tiền bị mất trong mỗi trường hợp dường như ngày càng tăng.

Hiện ACCC đã đưa ra cảnh báo về hóa đơn giả từ những kẻ mạo danh doanh nghiệp.

Lừa đảo hoá đơn giả là gì?

Lừa đảo chuyển hướng thanh toán (payment redirection scam) hoặc lừa đảo hóa đơn giả (invoice scam) là một loại lừa đảo mạo danh liên quan đến tội phạm giả dạng một doanh nghiệp mà người tiêu dùng đã giao dịch gần đây.

Những kẻ lừa đảo gửi cho nạn nhân một hóa đơn có chi tiết thanh toán đã được sửa đổi, từ tài khoản email bị xâm phạm của doanh nghiệp, hoặc thông qua một địa chỉ email khác gần giống với địa chỉ email của doanh nghiệp.
Screenshot showing a legitimate invoice and a scam invoice side by side
The ACCC is warning customers about fake invoices. Source: Supplied / ACCC
Sau khi nhận được hóa đơn giả, nạn nhân gửi tiền cho kẻ lừa đảo thay vì doanh nghiệp.

Nạn nhân thường không nhận ra mình đã bị lừa cho đến khi doanh nghiệp liên lạc với họ để yêu cầu trả nợ.

Ai đang là mục tiêu của các vụ lừa đảo hóa đơn giả?

Theo ACCC, các vụ lừa đảo hóa đơn giả nhắm vào khách hàng của các doanh nghiệp thường xuyên gửi hóa đơn với số tiền lớn, chẳng hạn như các công ty bất động sản, luật pháp và xây dựng.

Scamwatch cũng nhận được báo cáo rằng gần đây khách hàng của các công ty du lịch và đại lý xe hơi cũng trở thành mục tiêu.

Một cặp vợ chồng đã bị mất hơn $800.000 khi thanh toán tiền mua nhà.

Cặp này cho biết họ đã nhận được email chi tiết chuyển khoản từ địa chỉ email của luật sư, nhưng họ không biết rằng tài khoản ngân hàng này là không chính xác, và số tiền họ chuyển đã đến tay kẻ lừa đảo.
Trong một thông cáo, ACCC cũng đề cập tới trường hợp một người đàn ông Úc bị mất hơn $35.000 sau khi những kẻ lừa đảo xâm nhập vào tài khoản email của đại lý xe hơi mà ông đang giao dịch.

“Sau khi thanh toán tiền đặt cọc một cách an toàn thông qua trang web chính thức của đại lý, ông ấy đã nhận được email kèm hóa đơn cho số tiền còn lại. Ông đã trả số tiền này vì nghĩ rằng hoá đơn này là thật,” ACCC cho biết.

“Khi đến nhận xe, ông mới biết rằng đây là trò lừa đảo, và đại lý chỉ mới nhận được tiền đặt cọc mà thôi.”

Làm thế nào để tự bảo vệ mình?

Trước khi thực hiện một khoản thanh toán lớn trực tuyến, ACCC khuyên bạn nên xác minh xem bạn đang giao dịch với ai.

Để bảo đảm hóa đơn là hợp lệ, hãy gọi cho doanh nghiệp mà bạn đang giao dịch để xác nhận chi tiết thanh toán.

Khi gọi điện, hãy sử dụng số điện thoại mà bạn biết là chính xác; đừng quá tin tưởng vào số điện thoại được ghi trong email, phòng trường hợp đó là số điện thoại của kẻ lừa đảo.

Nếu cảm thấy có gì đó không ổn, hãy hành động nhanh chóng. Nếu bạn đã chuyển tiền, chia sẻ thông tin tài chính hoặc các thông tin cá nhân khác, hãy liên lạc với ngân hàng của bạn và Scamwatch.

Nếu bạn bị mất tiền, hãy liên lạc với doanh nghiệp hoặc nền tảng mà bạn đã bị lừa và thông báo cho họ biết.

Đồng hành cùng chúng tôi, Follow & Like 
Cập nhật tin tức mọi lúc mọi nơi tại 
Nghe SBS tiếng Việt trên trang mạng, hay trên ứng dụng SBS Radio, tải về từ hay 

Share
Published 10 April 2024 11:46pm
By Jessica Bahr
Presented by Đăng Trình
Source: SBS


Share this with family and friends