Từ các doanh nghiệp lo lắng để tìm kiếm lao động có tay nghề, đến những lời cầu xin tuyệt vọng từ Afghanistan, và ngân sách sắp bị cắt giảm, nhiệm vụ phía trước dường như vô cùng to lớn đối với chính phủ Albanese.
Tổng trưởng Di trú Andrew Giles thừa nhận “còn nhiều việc phải làm” để tái thiết chương trình di trú của Úc, vốn bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19.
“Về sự chậm trễ bất thường mà chúng ta đã thấy trong quá trình xử lý hồ sơ visa, đây thực sự là một ưu tiên đối với tôi và chính phủ Lao động Albanese,” ông nói với SBS News.
“Cho dù đó là visa nhân đạo, đoàn tụ gia đình hay tay nghề, chúng ta cần phải làm tốt hơn.”
Bộ Di trú đang phải đối mặt với khoản cắt giảm tài trợ $875 triệu đô la, dựa trên bản Ngân sách tháng Ba của chính phủ Morrison. Đây là điều mà chính phủ Albanese phải giải quyết trong bản Ngân sách tháng Mười.Trong đại dịch COVID-19, nhiều nhân viên của Bộ phải tập trung vào việc đánh giá các đơn xin xuất nhập cảnh trong bối cảnh biên giới quốc tế đóng cửa, cũng như cấp giấy phép miễn trừ cho việc đi lại trong và ngoài nước.
Minister for Immigrationt House in Can Andrew Giles (left) shakes hands with Australian Governor-General David Hurley during a swearing-in ceremony Source: AAP/LUKAS COCH
“Bộ sẽ làm việc với Chính phủ để bảo đảm xử lý kịp thời các visa còn tồn đọng,” một phát ngôn nhân cho biết.
Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Abul Rizvi, một cựu quan chức cao cấp của Bộ Di trú, thách thức phía trước là rất to lớn.
“Bộ Nội vụ và hệ thống visa đang ở trong tình trạng bế tắc tuyệt đối,” ông nói với SBS News. “Có rất nhiều thứ phải sửa đổi và sẽ mất thời gian.”
1. Nhu cầu đối với visa tay nghề
Đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng nặng nề đối với chương trình di trú của Úc, với lượng di cư ròng (net migration) giảm xuống mức âm lần đầu tiên kể từ sau Thế chiến thứ hai.
Mặc dù việc mở cửa lại biên giới quốc tế đã góp phần vào quá trình phục hồi, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn phàn nàn về tình trạng thiếu hụt tay nghề trên diện rộng.
Ông Andrew McKellar, giám đốc điều hành Phòng Thương mại và Công nghiệp Úc, cho biết các doanh nghiệp đang gặp phải “những rào cản đáng kể” đối với việc thu hút lao động có tay nghề cao.
“Tình trạng thiếu hụt kỹ năng ngày càng lan rộng tiếp tục là thách thức cấp bách nhất mà các doanh nghiệp phải đối mặt, hạn chế khả năng hoạt động hết công suất của họ,” ông nói.
Một phát ngôn nhân của Bộ Di trú cho biết họ “đang tiến hành các đánh giá ưu tiên về visa để hỗ trợ phục hồi kinh tế.”
2. Tái định cư cho những người tầm trú
Giám đốc điều hành Refugee Council, ông Paul Power cho biết một thách thức khác mà chính phủ Lao động phải giải quyết là những lo ngại lâu nay đối với những người tầm trú đang bị giam giữ ngoài khơi của Úc.
Hồi tháng Ba, chính phủ Morrison đã hoàn tất một thỏa thuận nhằm tái định cư 450 người tị nạn tại New Zealand, và hiện cũng còn khoảng 250 chỗ trong chương trình tái định cư tại Hoa Kỳ.
Thế nhưng vẫn còn 500 người bị mắc kẹt mà chưa có phương án tái định cư. Bên cạnh đó, có 30,000 hồ sơ yêu cầu bảo vệ nhân đạo tại Úc vẫn chưa được xử lý.
3. Visa tị nạn từ Afghanistan
Đối với một số người ở Afghanistan, cuộc bầu cử liên bang vừa qua đã mở ra hy vọng về con đường tái định cư ở Úc.
Những cựu thông dịch viên từng phục vụ trong quân đội Úc tại nước này đang hy vọng chính phủ mới sẽ cấp visa tị nạn cho họ.
Chính phủ Morrison đã cam kết cấp 31,500 visa cho những người đến từ Afghanistan trong 4 năm tới, tập trung vào những người có liên hệ với Úc, nhằm đáp lại những lo ngại về sự đàn áp của chính quyền Taliban.
Theo ông Power, có hơn 170,000 người đang tìm kiếm sự bảo vệ của Úc.
“Nhu cầu hiện tại rất lớn – có rất nhiều người có nhu cầu rất lớn trong nước và ở các nước láng giềng,” ông nói.
4. Hồ sơ visa bắc cầu còn tồn đọng
Hiện có khoảng 367,000 người giữ visa bắc cầu tại Úc. Con số này lớn hơn rất nhiều so với 180,000 người vào tháng 6/2019, theo số liệu của chính phủ.
Bộ Di trú cho biết nguyên do là có nhiều người không thể rời khỏi Úc trong đại dịch COVID-19.
Ông Rizvi nói rằng số hồ sơ visa này cần được giải quyết.
“Cần phải làm gì đó để giải quyết điều này – nhưng số hồ sơ tồn đọng bao gồm những người nộp đơn xin các loại visa khác nhau, vì vậy không có biện pháp duy nhất nào có thể khắc phục được,” ông nói.
5. Một số sinh viên quốc tế phải chờ 18 tháng để được cấp visa
Anh Oscar Zhi Shao Ong, chủ tịch Council International Students Australia, cho biết một số sinh viên đang phải đối mặt với thời gian chờ đợi “đáng kể” trong quá trình xét duyệt visa.
“Chúng tôi được biết ngày càng có nhiều sinh viên phải chờ đợi visa trong một thời gian dài,” anh nói.
Theo số liệu chính thức, tính đến tháng 4/2022, có hơn 52,000 đơn xin visa du học nộp từ ngoại quốc, và 76,400 đơn nộp từ trong nước.
Khoảng 76% hồ sơ được giải quyết trong vòng 2 tháng, trong khi có 2% hồ sơ phải chờ đến 18 tháng.
Universities Australia đã ủng hộ các lời kêu gọi cải thiện quy trình xử lý visa.
“Bất cứ điều gì chúng ta có thể làm để bảo đảm quy trình xin visa diễn ra đơn giản, hiệu quả và mạnh mẽ là điều cần thiết để cung cấp sự chắc chắn và an tâm cho sinh viên quốc tế,” một phát ngôn nhân cho biết.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại