Trước tình hình vật giá lương thực thực phẩm ngày càng leo thang, do ảnh hưởng bởi thiên tai mà còn do nạn đại dịch Covid khiến cho nguồn lao động trở nên khan hiếm làm cho mấy nhà nông phải bỏ hàng loạt nông phẩm do không có nhân công thu hoạch đóng gói.
Để giải quyết phần nào vấn nạn này, thì một loại visa lao động mới gọi là AAV (Australian Agriculture Visa) đang chuẩn bị ra đời, mà như có lần “chuyện Queensland” dịp Easter có đề cập đến nhân cuộc mạn đàm với Mục sư Trịnh Mỹ Hoa.
Để hiểu rõ hơn hôm nay chúng ta sẽ đi sâu vào chi tiết của visa này qua cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Bình - một thương gia người Việt lâu năm ở Brisbane và nay đang hành nghề trong lãnh vực di trú đã được 6 năm nay.
Hưng Việt: Dạ xin chào anh Bình
Bình Nguyễn: Dạ chào anh Hưng Việt và cô Mỹ Dung cùng thính giả đài SBS
Mỹ Dung: Dạ em xin chào anh Bình.
Hưng Việt: Chủ đề của mình hôm nay nói về visa Nông nghiệp tức là Agriculture visa, thì trước hết xin anh Bình có thể vui lòng cho biết Visa Nông nghiệp là gì?
Bình Nguyễn: Dạ thưa anh Việt chị Mỹ Dung với lại thính giả, thì visa nông nghiệp là một cụm từ mới với một chương trình di dân tay nghề mới, bên tiếng Anh nó gọi là AAV (Australian Agriculture Visa). Chương trình này đã bắt đầu khởi xướng từ 1/11/2021 nhưng vào ngày 28/3/2022 thì Việt Nam và Úc đã ký một bản ghi nhớ chung tức là MOU về sự đồng thuận giữa hai bên để có thể giúp cho nước Úc có công nhân trong những ngành quan trọng như là nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp tức là những ngành mà đa số người dân địa phương ở đây không có hứng thú tham gia vào làm việc nữa.
Hưng Việt: Thưa anh có phải visa AAV là để bổ sung cho loại visa trước đây mà anh nói từ tháng 12/2011 hay là bổ sung cho cái visa Pacific Australia Labour Mobility tức là PALM cho những công dân của các nước ở quốc đảo hay không?
Bình Nguyễn: Dạ thưa anh Việt chính xác. Visa này là một cái spin off tức là một cái phiên bản phụ của chương trình PALM. Và Việt Nam là nước trong cái khối Đông Nam Á được tham gia đầu tiên vào chương trình này.
Đặc biệt nhấn mạnh cho quý vị được biết là chương trình này đã khởi xướng và bắt đầu được 90% nhưng thực sự chưa có hoàn chỉnh và chưa có finalised tức chưa có một đường hướng nhất định cho người bảo trợ và kể cả cho người nộp visa mà sẽ bàn thêm chi tiết trong vài phút nữa đây.
Hưng Việt: Như vậy thưa anh cái chương trình này anh có thể cho biết là sẽ nhận bao nhiêu người không?
Bình Nguyễn: Đâylà một chương trình phối hợp giữa bộ Ngoại giao Thương mại với bộ Di trú. Và bộ Di trú trong trường hợp này đó là chỉ có phận sự processing cái visa application và cái sponsorship application có nghĩa là cái quyền được bảo lãnh và cái người xin visa có đạt đủ điều kiện hay không . Chương trình này được quản lý và theo dõi bởi DFAT … của Úc đồng thời với cái sự lobby và cung cấp thông tin của bộ Nông nghiệp dưới cái sự quản lý chặt chẽ của bộ Lao động. Rất làquan trọng bởi quá khứ trong các chương trình làm farm, những người làm farm đã từng bị bóc lột thành ra bộ Lao động theo dõi rất chặt chẽ trong vấn đề này mặc dầu mức lương tối thiểu chưa được ấn định.
Hưng Việt: Hồi nãy anh có nói tới ngư nghiệp, lâm nghiệp này kia anh có thể cho biết chính xác một chút hơn là cái visa này áp dụng cho những ngành nghề nào ?
Bình Nguyễn: Mặc dù là nó bao gồm tất cả những ngành như là nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp nhưng quan trọng nhất là nông nghiệp. tại vì trong thời gian qua đã có sự khủng hoảng trong ngành nông nghiệp vì không có người gặt hái, đóng gói bao bì.
Hưng Việt: Rồi bây giờ nếu tôi là một nhân công ở Việt Nam thì làm sao để mà tôi có thể xin cái chiếu khán nông nghiệp này và nếu mà xin thì xin ở đâu? Mất bao nhiếu tiền và bao lâu thì được thưa anh?
Bình Nguyễn: Mình cũng xin xác định là hiện thời yêu cầu tiêu chuẩn tối thiểu của người xin visa chưa có khẳng định.
Chỉ có một điều được khẳng định ngay thời điểm bây giờ là mình phải có trình độ tiếng Anh trung bình 4 của IELTS hoặc là tương đương. Trong thời gian tới nếu mà sự khủng hoảng tăng cao thì bên bộ Di Trú có thể gia giảm.
Ngoài ra người mà xin đăng ký visa này họ phải có kinh nghiệm làm nông trên ba năm. Nông có nghĩa là nông trường, làm vườn làm này nọ thì cái đó là một cái sự nó hơi ở trong cái phần màu xám một chút nghĩa là không có trắng đen minh bạch đó anh Việt. Tại vì ở Việt Nam mình thí dụ tui có một mảnh vườn, tui làm vườn mà tui không có khai thuế thì làm sao chứng minh được tui là người nông dân. Thì trong hy vọng trong thời gian gần tới mình có thể có được câu trả lời rõ ràng hơn từ bộ Di trú và bộ Nông nghiệp cũng như là bên bộ Ngoại giao của mình.
Nhưng mà có một cái trở ngại là người nông dân có tay nghề nhưng lại không có tiếng Anh còn người có tiếng Anh lại không có tay nghề. Thì theo như thiển nghĩ cá nhân của mình thì lực lượng lao động mà thích hợp nhứt trong chương trình này là những người con của nông dân. Thí dụ anh này nhà nông, làm vườn, có con, dĩ nhiên truyền thống trong gia đình là con ngoài giờ học hành thì phụ giúp gia đình làm nông tức là có kiến thức làm nông và đồng thời đi lên tỉnh học, thì khi anh có trình độ học vấn thì anh chỉ cần khoảng định chừng ba tháng sáu tháng này anh lấy được trình độ điểm 4.
Hưng Việt: Nhưng mà như vậy thì người nông dân đó vẫn phải ở lại Việt Nam trong khi họ mới là người muốn đi ra để mà làm việc ở nước Úc thì sao anh?
Bình Nguyễn: Người nông dân, dĩ nhiên tay nghề giỏi và họ chịu cực chịu nắng chịu sương chịu gió hơn đứa trẻ sau này nhưng vấn đề là không có tiếng Anh. Hy vọng là trong thời gian tới nếu mà lực lượng lao động từ nước ngoài và Việt Nam không cung cấp đủ cho nước Úc thì có thể sẽ di giảm về vấn đề tiếng Anh đó.
Mỹ Dung: Dạ cái này nó có giới hạn về điều kiện tuổi tác không anh?
Bình Nguyễn: Hiện thời thì không có giới hạn về điều kiện tuổi tác chị Mỹ Dung, nhưng mà bộ Di trú có ấn định là trên 45 tuổi anh sẽ không được thường trú tại Úc. Trong cái chương trình này bộ Di trú và bô Ngoại giao cũng như bộ Nông nghiệp có hướng nếu mà chương trình phát triển tốt họ sẽ cho một cái pathway tức là một đường để đi tới định cư với sự đồng thuận của các bộ, kể cả bộ Lao động. Thì nếu mà như vậy thì Bình có thể nói là những người này trong cái hạn tuổi dưới 40 tuổi là tốt nhất.
Hưng Việt: Thưa anh nếu mà như vậy một người được visa đó qua đây làm việc thì mất bao lâu mới được PR?
Bình Nguyễn: Những chương trình cũ sau khi anh làm hết một cái visa hiệu lực 4 năm, thường thường qua cái vòng visa thứ hai là người chủ phải cho và hỗ trợ cái người cầm visa này xin thường trú rồi anh.
Hưng Việt: Thưa anh riêng về người chủ nhân đó có cần phải cung cấp một cái giấy nhận người nông dân đó qua để làm việc cho họ hay không?
Bình Nguyễn: Dạ cũng tương tự như chương trình bảo lãnh của visa tạm trú 482 tức là visa lao động ngắn hạn. Phần việc của các ông chủ nông trại bảo lãnh này cũng không dễ dàng. Thứ nhất là vấn đề tài chánh, anh phải chứng minh anh là một nhà kinh doanh có kinh nghiệm cơ sở làm việc hợp pháp tại nước Úc và có mướn một đội ngũ công nhân đàng hoàng. Rồi tại sao anh cần những người trong vị trí này. Và cái quan trọng nhất là cái sponsorship. Sponsorship có nghĩa là tương đương với một cái kiểm tra thị trường lao động - LMT (labour market testing). Anh phải chứng minh đã trải qua một quá trình khó khăn để kiếm nhân công. Anh không kiếm được thì tui mới cho anh cái quyền để mà mướn nhân công nước ngoài.
Hưng Việt: Tại vì nghiệp đoàn có bổn phận phải bảo vệ quyền lợi công nhân ở Úc này trước.
Mỹ Dung: Dạ cho em hỏi, nếu một người họ muốn nộp đơn để xin đi họ có cần phải kiếm một cái nơi để làm việc ở đây rồi họ mới nộp đơn được hay là họ chỉ cần nộp đơn là khi họ qua tới Úc sẽ một cơ quan nào đó bố trí cho họ một chỗ làm hả anh?
Bình Nguyễn: Dạ nhiều người nói là bây giờ tui biết thân nhân của tui đạt đủ điều kiện, bây giờ làm sao tui đi đâu, tui kiếm ai đây? Thực sự những nông trường tại Úc này mà xin được giấy phép để bảo lãnh người làm trong chương trình này thì là hiện giờ chưa có. Tại vì vấn đề nó chưa được finalised thành ra nếu ai mà nói tui có giấy phép bảo lãnh người, thực sự là không chính xác. Hiện giờ mình vẫn còn đang chờ cái thông tin cuối cùng của bộ Nông nghiệp cũng như bộ Di trú và bộ Ngoại giao. Còn nếu ai nói có mà thu tiền làm visa thì chỉ là tin thất thiệt thôi.
Vấn đề mà nói bảo đảm đi qua được thường trú là chuyện đó chưa bảo đảm được tại chính phủ chưa có xác định những người này sẽ được thường trú. Nhưng mà cái loại visa này thì thực sự ra chưa có con số là một, và thứ hai nữa là các dịch vụ tuyển mộ công nhân có quyền xin được cái quyền bảo lãnh trong đợt này. Xin cái quyền bảo lãnh này, các công nhân này có thể làm lên từ một đến bốn năm rưỡi. Những người này có thể thay đổi nông trường bất cứ lúc nào - bửa nay tui không có mùa táo nhưng tui có mùa cam thì những công nhân này có thể đưa qua những nông trường, những tiểu bang khác để làm việc. Thì đây là một sự uyển chuyển rất là hay trong cái chương trình lao động này.
Mỹ Dung: Những người mà xin cái visa này qua đó thì về vấn đề y tế, sức khỏe thì họ có cái gì để bảo đảm cho họ không anh?
Bình Nguyễn: Về y tế sức khỏe hiện giờ cũng chưa có một cái hoạch định gì rõ rệt nhưng mà theo như mình nghĩ nó sẽ đi theo cái hướng cũ của 482 tức là anh phải mua bảo hiểm y tế riêng. Chương trình visa này đặc biệt khác với 482 - gia đình không được đi theo. Người nào xin đi, người đó đi thôi. Nếu mà như vậy thì phí của bảo hiểm y tế phỏng đoán thì khoảng độ chừng một trăm mấy một tháng.
Hưng Việt: Bây giờ thí dụ như tôi không học được tiếng Anh thành ra tui sẽ không xin được cái visa nông nghiệp này thì thưa anh Bình cái visa 482 trước đó gọi là labour agreement đó nó còn áp dụng hay không hoặc là có một loại visa nào khác mà tôi có thể sang làm việc ở nước Úc hay không?
Bình Nguyễn: Thì trong tất cả các loại visa thì một visa tương đối dễ dàng nhứt cho những người trẻ dưới 30 tuổi tốt nghiệp hệ đại học chính quy tối thiểu hai năm hoặc hệ cao đẳng chính quy tốt nghiệp cao đẳng hai năm với điểm tiếng Anh là ba điểm rưỡi tối thiểu, trong ngân hàng phải có tối thiểu là ba ngàn rưỡi tới 5000 đô thì có quyền xin visa lao động nghỉ hè working and holiday visa. Working and holiday visa nó khác mà working holiday visa nó khác nữa. Một cái là 417 một cái là 462. Những nước được ưu tiên như Nhật, Hàn quốc, Hongkong, Mã Lai, Singapore, Pháp Đức Ý Anh thì họ chỉ lên mạng click một cái thì chừng độ một tiếng sau là họ có visa đi qua Úc để lao động rồi. Nó không như là người Việt Nam mình hoặc những nước châu Á phải qua rất nhiều cái trở ngại để xin được visa lao động anh. Visa này tối đa mỗi một năm nó cho độ từ 1500 hoặc 5000 người qua đây tùy theo năm. Cái visa đó là chỉ giá trị một năm, và nếu trong một năm đó anh có lao động ở những vùng sâu vùng xa được chỉ định thì anh sẽ xin được gia hạn visa năm thứ hai. Rồi qua năm thứ hai nếu anh chị có thể lao động sáu tháng trong những vùng sâu vùng xa ở cực bắc thì có cơ hội xin được năm thứ ba.
Hưng Việt: Cuối cùng thì anh Bình còn có điều chi anh muốn chia sẻ thêm với thính giả chúng tôi hay không
Bình Nguyễn: Dạ thưa anh Việt cô Mỹ Dung cùng quý vị thính giả, vấn đề quan trọng nhứt là mình phải có một chân vào ngưỡng cửa trước rồi những chuyện gì khác tính sau. Thì quý vị nếu thực sự mà muốn có một cái tương lai cho chính mình và gia đình mình thì làm thế nào cũng phải lấy được một cái trình độ căn bản tiếng Anh 4 điểm thì từ đó về sau tương lai sẽ mở ra cho các bạn về cái hướng định cư tại Úc. Không có nghĩa là nước Úc tốt hơn nước Việt, nước Việt tốt hơn nước Úc. Nhưng nước Úc là một môi trường tốt mình có thể phát triển tốt hơn về học vấn về công ăn việc làm cũng như là không khí nó trong lành hơn và đặc biệt tại tiểu bang QLD Brisbane của chúng tôi.
Hưng Việt: Thay mặt cho cô Mỹ Dung cùng thính giả chúng tôi thành thật cám ơn anh Nguyễn Bình rất là nhiều. Dù công chuyện rất là bề bộn, nhiều thân chủ đang chờ anh ở bên ngoài nhưng mà anh cũng dành thời giờ quý báu cho cuộc nói chuyện ngày hôm nay. Dạ xin kính chúc anh được nhiều sức khỏe bình an để phục vụ cho đồng hương và những thân chủ của công ty. Dạ cám ơn anh.
Mỹ Dung: Dạ em cám ơn anh Bình
Nếu quý vị muốn biết thêm chi tiết hoặc cần được hướng dẫn, xin liên lạc ông Nguyễn Bình qua số 0490 538 899
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung