Phát hiện này có thể đẩy mạnh tiến trình thử nghiệm thuốc để điều trị bệnh và có thể hình thành cách thức kiểm tra định kỳ và chẩn đoán bệnh Alzheimer cho cộng đồng.
Nhóm nghiên cứu nhận ra họ có khả năng phát hiện một loại peptide trong máu, đó là loại peptide hình thành các protein amyloid beta trong não, nguyên nhân căn bản của bệnh Alzheimer.
Việc xét nghiệm máu này sử dụng công nghệ khối phố chuyên biệt để đo lường mức độ tập trung của peptide trong mẫu máu của hai nhóm bệnh nhân: 252 người Úc và 121 người Nhật.
Những người tham gia gồm có người khỏe mạnh, những người đang bị suy giảm trí nhớ nhẹ và những người bị Alzheimer.
Báo cáo trên tạp chí , các nhà nghiên cứu cho biết cuộc thử nghiệm đã cho kết quả chính xác hơn 90%, dự đoán được những cá nhân có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer do các protein bất thường phát triển trong não.
“Chúng tôi cuối cùng cũng có cuộc xét nghiệm máu cho kết quả tốt như vậy, theo quan điểm của tôi là một thành tựu đáng kể,” giáo sư Colin Masters, thuộc đại học Melbourne nói.
Việc xét nghiệm này sử dụng kỹ thuật không xâm lấn, cho kết quả không kém gì công nghệ hiện tại. Trong khi công nghệ hiện tại lại khá đắt đỏ.
Tiêu chuẩn trong việc xét nghiệm đó là tìm ra sự hiện diện của amyloid beta bằng máy quét PET, hoặc phân tích dịch tủy sống.
Tuy công nghệ này hiện vẫn đang ở giai đoạn sơ khởi, nhưng rất có tiềm năng được đưa vào sử dụng để kiểm tra máu định kỳ trong việc chăm sóc sức khỏe cho những người trên 50 tuổi.
Xét nghiệm có thể dự đoán các bệnh nhân sẽ suy giảm trí nhớ nhanh như thế nào đồng thời kiểm soát tính hiệu quả của các phương thức điều trị trong tương lai nhằm loại bỏ amyloid beta trong não.
Có tới 40% những người trên 70 tuổi có nguy cơ bị Alzheimer do amyloid beta trong não. Vào năm 2016, ước tính có 354,000 người Úc bị bệnh suy giảm trí nhớ.
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại