1 - Thường xuyên bị cảm lạnh
Source: YouTube
Đừng đổ tại thời tiết lạnh khiến bạn bị cảm, mà đó là dấu hiệu cơ thể nhắc nhở rằng hệ miễn dịch đang yếu đi. Nếu bệnh thường xuyên, hãy tìm hiểu xem bạn có đang lo lắng điều gì đó không.
2 - Da dẻ thay đổi
Source: Pixabay
Khi da xuất hiện vảy nến, mụn và những vấn đề khác, bạn có thể đang bị stress mà không hề hay biết. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên các sinh viên, và kết quả cho thấy có mối liên hệ giữa mức độ áp lực tâm lý và các bệnh ngoài da.
3 - Rối loạn dạ dày ruột
gastro superbug is on the rise Source: Pixabay
Áp lực có thể gây tác động xấu cho đường ruột. Đôi khi, thuốc chữa đầy hơi hay đau dạ dày cũng không có tác dụng gì. Trong trường hợp này, đi gặp bác sĩ tâm lý sẽ có ích hơn. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân gây lo lắng.
4 - Cân nặng thay đổi
Source: pexel
Có lúc nào đó bạn nhận ra mình không thể giữ cân nặng ổn định dù ăn uống hay luyện tập bình thường
Một số nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề gây cân nặng đã khẳng định áp lực thường xuyên sẽ làm tăng quá trình sản xuất hormone cortisol, là loại hormone ổn định quá trình trao đổi chất béo và carbonhydrate, đồng thời cung cấp lượng đường cần thiết trong máu.
Nếu một người có quá nhiều hormone, người đó sẽ ăn nhiều hơn, cơ thể sẽ sản xuất nhiều nội tiết tố và tiêu hao ít calo hơn. Kết quả cuối cùng là người đó tăng cân.
Đôi khi áp lực và lo lắng sẽ làm bạn sụt cân. Nếu mức adrenaline trong máu tăng thì điều này sẽ xảy ra. Adrenaline làm tăng quá trình trao đổi chất, nhưng lại làm chậm sự phân hủy chất béo.
5 - Rụng tóc
Source: Pixabay
Các nhà khoa học đã có kết luận áp lực có thể khiến bạn rụng tóc hoặc hói hoàn toàn. Nếu bạn rụng tóc và uống vitamin bổ sung cũng không hết, có thể nguyên nhân là áp lực.
6 - Nhức đầu
Source: pexel
Nhức đầu có thể do nhiều nguyên nhân: nằm ngủ sai tư thế, huyết áp thấp hoặc huyết áp cao, thai kỳ, viêm xoang… Nhưng đôi khi nhức đầu là do áp lực hoặc quá nhiều thứ phải nghĩ ngợi hoặc quá nhiều thứ phải làm.
Uống thuốc có thể giúp bớt nhức đầu. Nhưng nếu không loại bỏ sự áp lực ra khỏi cuộc sống, cơn nhức đầu sẽ lại trở lại làm phiền bạn.
7 - Giảm ham muốn tình dục
Source: pexel
Một người cạn kiệt cảm xúc, thường xuyên phải đối mặt với áp lực, chắc chắn ham muốn thể xác cũng sẽ giảm. Do đó nếu người phối ngẫu đã lâu không muốn có quan hệ tình dục với bạn, bạn tức giận hay lo lắng sẽ không giải quyết được vấn đề. Nếu nguyên nhân là do áp lực cuộc sống, sự giận dữ sẽ chỉ làm tình hình tồi tệ hơn. Một chuyến đi nghỉ cùng nhau rất có thể là giải pháp.
8 - Khó ngủ
Source: wikimedia commons
Áp lực có thể là nguyên nhân khiến bạn khó ngủ. Bạn có thể bị mất ngủ nếu bị áp lực một thời gian dài. Đây là một tình huống khó bởi người ta không thể làm việc bình thường và tận hưởng cuộc sống nếu không có một giấc ngủ ngon. Dùng thuốc ngủ chỉ làm mọi chuyện tồi tệ hơn. Đã đến lúc đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân càng sớm càng tốt.
9 - Khó tập trung
Những người đang bị áp lực trong thời gian dài sẽ khó có thể tập trung làm việc. Nếu bạn để ý thấy khả năng tập trung của mình kém đi, có thể đó là lúc cần nghỉ ngơi.
10 - Bệnh tim mạch
Source: pexels
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại