Đồ ăn thừa có thể giữ trong tủ lạnh trong bao lâu?

Sau những buổi tiệc tùng, họp mặt trong mùa lễ Tết, hẳn là tủ lạnh nhà nào cũng chứa đầy thức ăn thừa. Vậy những thức ăn này có thể được bảo quản trong tủ lạnh tối đa là bao lâu?

ello-AEU9UZstCfs-unsplash.jpg

Credit: Unsplash

Bà Lydia Buchtmann đến từ Hội đồng Thông tin An toàn Thực phẩm nói rằng bạn chỉ nên bảo quản thực phẩm đã nấu chín tối đa 3 ngày trong tủ lạnh, hoặc 24 tiếng đối với phụ nữ mang thai, người cao tuổi hoặc có hệ miễn dịch yếu.

Lý do là vì vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm vẫn sẽ tích tụ từ từ ngay cả khi bạn để thức ăn trong tủ lạnh.

Nhiễm trùng do vi khuẩn listeria có thể gây nguy hiểm, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai và những người có hệ thống miễn dịch yếu.

Việc đông lạnh thực phẩm sẽ ngăn vi khuẩn phát triển, vì vậy nếu bạn đã để thức ăn thừa trong tủ lạnh vài ngày mà không muốn vứt bỏ, bạn có thể bỏ vào ngăn đá, theo đài .

Cho thức ăn đã nấu chín vào tủ lạnh trong vòng 2 tiếng

Mặc dù bạn có thể tiêu thụ thức ăn thừa đã được cho vào tủ lạnh hoặc tủ đông sau khi nấu, nhưng bạn không nên để thức ăn đã nấu chín ở bên ngoài quá lâu.

“Thức ăn đã được nấu chín nên được cho vào tủ lạnh hoặc tủ đông trong vòng hai tiếng sau khi nấu để giảm thiểu khả năng vi khuẩn xâm nhập vào thực phẩm và bắt đầu phát triển,” Phó giám đốc điều hành Liên đoàn thịt gà Úc (ACMF) Kylie Hewson nói với .

“Nếu lâu hơn bốn tiếng thì nên bỏ đi.”

Bà Hewson giải thích rằng nếu thức ăn còn bốc khói, vi khuẩn sẽ không bắt đầu phát triển cho đến khi nhiệt độ giảm xuống dưới 60°C.

Tuy nhiên, vào những ngày nắng nóng, tốt nhất bạn nên cho tất cả thực phẩm chưa sử dụng vào tủ lạnh càng sớm càng tốt để bảo đảm an toàn.
ambitious-creative-co-rick-barrett-VJgIWZY7VC0-unsplash.jpg
Credit: Unsplash

Rã đông thịt cá trong tủ lạnh

Bà Hewson nói rằng nơi tốt nhất để rã đông thịt là ngăn dưới của tủ lạnh, chứ không phải trên bàn bếp.

“Đây là cách an toàn nhất để rã đông thịt gia cầm và tất cả các loại thịt khác vì rã đông ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ trong tủ lạnh sẽ tạo điều kiện cho bất kỳ vi khuẩn nào có thể có trên thịt phát triển,” bà nói.

Quy tắc “5 giây”

Nhiều người cho rằng nếu thức ăn bị rớt xuống sàn nhà trong vòng 5 giây (hoặc 3 giây), thì vẫn an toàn để nhặt lên ăn tiếp.

Thế nhưng trong , bốn loại thực phẩm đã được thử nghiệm (dưa hấu, bánh mì, bánh mì phết bơ, và kẹo dẻo) với bốn bề mặt khác nhau (thép không gỉ, gạch men, gỗ và thảm) bị nhiễm vi khuẩn.

Nghiên cứu cho thấy:
  • thời gian không nhất thiết là điều cốt yếu vì các vi sinh vật từ một bề mặt có thể lây nhiễm ngay lập tức cho một bề mặt khác. Nhưng đúng là thời gian tiếp xúc càng lâu thì khả năng nhiễm khuẩn càng nhiều.
  • thực phẩm có độ ẩm cao hơn (chẳng hạn như dưa hấu) cho phép nhiều vi sinh vật lây nhiễm hơn so với các loại thực phẩm khác.
  • vi khuẩn lây nhiễm ít nhất khi thức ăn rơi xuống thảm so với thép không gỉ và đặc biệt là gạch. Các tác giả đưa ra giả thuyết rằng vi khuẩn bám vào thảm tốt hơn vì thảm thấm hút tốt hơn, nghĩa là chúng ít có khả năng lây nhiễm sang thức ăn hơn.
Đồng hành cùng chúng tôi, Follow & Like 
Cập nhật tin tức mọi lúc mọi nơi tại 
Nghe SBS tiếng Việt trên trang mạng, hay trên ứng dụng SBS Radio, tải về từ hay 

Share
Published 12 February 2023 12:05pm
Updated 12 February 2023 12:08pm
By Đăng Trình
Source: SBS

Share this with family and friends