Tổ chức nầy hy vọng với khả năng đa văn hóa có thể giúp cho những người không nói tiếng Anh có những thông tin quan trọng về sự hỗ trợ có sẵn và sẽ lấp đầy khoảng cách giữa người nói và người không hiểu Anh ngữ.
Các dữ kiện tại Úc cho thấy, những người chào đời ở ngoại quốc cũng có cùng mức độ về khuyết tật, giống như những người sinh ra trên chính đất nước nầy.
Thế nhưng nhiều người có đủ điều kiện để tham gia Chương trình Bảo hiểm Khuyết tật Toàn quốc NDIS, hiện thiếu sót về chuyện nầy.
Bà Karen Bevan thuộc Dịch vụ Định cư Quốc tế cho biết.
“Có một khoảng cách rõ ràng về việc sử dụng Dịch vụ Khuyết tật NDIS, của những người thuộc các nguồn gốc văn hóa khác nhau".
"Những gì chúng ta biết từ những người khuyết tật thuộc nguồngốc văn hóa khác biệt bị tình trạng nầy cũng có cùng mức độ như những người khác".
"Điều đó có nghĩa là, họ nên chiếm khoảng 20 phần trăm các nhóm khuyết tật thuộc dịch vụ NDIS”, Karen bevan.
Dịch vụ Định cư Quốc tế cho biết, những người đăng ký vào Chương trình Bảo hiểm Khuyết tật Toàn quốc NDIS chiê8m chỉ có 8 phần trăm mà thôi.
Đó là lý do vì sao dịch vụ nầy thành lập Trung tâm Khuyết tật Đa văn hóa, được Chương trình Bảo hiểm Khuyết tật Toàn quốc tài trợ.
Trung tâm chăm sóc cho người khuyết tật với 14 loại ngôn ngữ khác nhau, qua một đường giây điện thoại và một trang mạng.
Số người tham dự nhiều nhất cho đến nay là người Việt, người Hoa và người Ả rập.
Bà Karen Bevan thuộc Dịch vụ Định cư Quốc tế cho biết, có một người Việt gọi điện thoại đến 7 lần, để hỏi về điều kiện gia nhập NDIS.
“Hãy nói chuyện về khuyết tật, bỏ đi các điều cấm kỵ và sợ cô độc, vốn thường xảy ra cho tình trạng khuyết tật tại nhiều cộng đồng, ngoài ra cũng hỗ trợ các cộng đồng để thực sự sử dụng các dịch vụ có sẵn".
"Hãy chắc chắn rằng, mọi người có thể sử dụng quyền của họ để hỗ trợ, quyền sử dụng các dịch vụ của chính phủ và giúp đáp ứng nhu cầu của họ”, Karen Bevan.
Người ta ước lượng có khoảng 4 triệu người Úc khuyết tật.
"Họ có những hiểu biết rộng rãi về những rào cản mà họ đối diện và làm cách nào tốt nhất, để giúp đỡ những người đó”Tammy Wolffs.
Ông Jeff Smith thuộc Tổ chức có tên là Người Khuyết tật Úc châu cho biết, những người thuộc nguồn gốc văn hóa và ngôn ngữ khác biệt, thường gặp khó khăn trong việc sử dụng hệ thống.
“Chương trình Bảo hiểm Khuyết tật Quốc gia NDIS là một hệ thống phức tạp và ngay cả nhiều lúc người ta khó có thể tìm vào được".
"Rõ ràng các cộng đồng thuộc nguồn gốc ngôn ngữ và văn hóa khác nhau và những người Thổ dân và dân bán đảo Torres, giống như tất cả chúng ta, có thể tìm thấy nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ đó một cách thích hợp”, Jeff Smith.
Dịch vụ đa văn hóa hiện không cung cấp thông tin trong các ngôn ngữ của người Thổ dân.
Bà Bevan đồng ý rằng, người Thổ dân và dân bán đảo Torres, hiện không được phục vụ đúng mức.
Trong khi đó, các dữ kiện của Văn phòng Thống kê Úc châu từ năm 2012 cho thấy, người dân Úc bình thường có mức khuyết tật cao hơn, những người thuộc nguồn gốc Thổ dân ở đủ mọi hạng tuổi.
Ông Smith nói rằng, cần có những thay đổi lớn lao về cơ cấu trong hệ thống nói trên.
“Chẳng hạn như một phụ nữ thuộc cộng đồng văn hóa và ngôn ngữ khác biệt, sẽ cảm thấy bị lâm vào một hoàn cảnh khó khăn, hơn những người khác như tôi chẳng hạn, một người đàn ông da trắng bị khuyết tật. Vì vậy chúng ta cần cố gắng hơn, để giải quyết những vấn đề do hệ thống mang lại”, Jeff Smith.
Còn Giám đốc của Hội đồng Định cư Úc châu là bà Tammy Wolffs cho rằng, người tỵ nạn và di dân khi đến Úc cũng cần được giúp đỡ thêm nữa.
“Tôi nghĩ cũng có các chuyên gia về dịch vụ người tỵ nạn và di dân có thể giúp đỡ, bởi vì các sáng kiến như một trung tâm đa văn hóa, có thể giúp cho cộng đồng để tiếp cận các hỗ trợ khuyết tật bằng chính ngôn ngữ của họ, cũng như từ một dịch vụ chuyên môn trong việc hỗ trợ cho cộng đồng tỵ nạn và di dân mới đến".
"Họ có những hiểu biết rộng rãi về những rào cản mà họ đối diện và làm cách nào tốt nhất, để giúp đỡ những người đó”Tammy Wolffs.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại