Người ta ước lượng cứ 10 trẻ em khuyết tật thì có 1 em không theo học các trường chính mạch mặc dù các em có bổn phận theo học các trường nầy.
Việc các em không theo học các trường của chính phủ nêu lên quan ngại là liệu phụ huynh học sinh có sự chọn lựa về nền giáo dục cho các trẻ hay không.
Đã 7 giờ rưỡi sáng vào một ngày đi học, bé Luke Rapley 9 tuổi thức dậy và trông thấy một chương trình trên truyền hình, có các con số và chữ viết.
Cậu bé rất thích các con số và chữ viết, đến nỗi bên ngoài ngôi nhà có một bức tường ghi hàng chữ ‘Bức tường của Luke Rapley để vui chơi’, những chữ nắn nót hoàn hảo viết bằng phấn trắng.
Luke là đứa bé chậm phát triển về nói năng, vốn ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và vận động.
Việc cầm nắm và ăn uống là một điều khó khăn, cùng một môi trường với âm thanh vang dội, khiến cậu bé cảm thây khó chịu.
Ông Sean Rapley giải thích những hy vọng của ông, cho cậu con trai.
“Mục tiêu của chúng tôi dành cho Luke cũng giống như những em khác. Lớn lên để trở thành một người lớn, thì em phải có những sự kết nối và các bạn bè, cũng như em học được các kỹ năng xã hội qua những người hướng dẫn”
Cha mẹ cậu bé là ông Sean và bà Rita tìm cách đạt được điều đó, bằng các gởi Luke đến trường chính mạch cũng giống như chị gái của cậu bé, thế nhưng họ được biết là nhu cầu của cậu bé rất khó để thích ứng.
“Lý do của họ là các rào cản không thích hợp và các tranh luận của họ cho rằng, một trường học đặc biệt phải bao gồm tất cả, bởi vì họ có rất nhiều học sinh thuộc các dạng khuyết tật tại đây. Vào lúc nầy, chúng tôi sẽ không tranh đấu về chuyện đó, mà chấp nhận với hiện trạng tại đây”.
Là một quốc gia ký kết vào Hiến chương Liên hiệp quốc về Quyền của Những Người Khuyết tật, nước Úc được đòi hỏi phải cung cấp một nền giáo dục hòa đồng, không phân biệt với mọi đứa trẻ.
Theo các sắp xếp về việc tài trợ của liên bang, các trường học cần được tu bổ mọi phương tiện thích hợp cho các học sinh khuyết tật đều được tài trợ thêm.
Việc phân biệt cũng bất hợp pháp thế nhưng các trường học có thể từ chối việc nhập học của trẻ em, nếu việc nầy gây ‘những khó khăn không thể điều chỉnh được‘.
Cha của cậu bé Luke là ông Sean Rapley bất mãn, khi ông được biết con trai ông không thể được chấp nhận vào trường học chính mạch tại địa phương.
“Với tư cách là một gia đình, chúng tôi phải tranh đấu trên nhiều phương diện và việc đó làm chúng tôi hết sức thất vọng khi được biết rằng, có những chống đối về sự chọn lựa đó, tôi nghĩ chuyện nầy cũng không đủ lý do nữa”.
Được biết một cuộc khảo sát về giáo dục vào năm 2017, do một tổ chức đại diện cho Hiệp hội Trẻ em và Những Người Trẻ Khuyết tật, gọi tắt là CYDA, đã tìm thấy có 12 phần trăm trẻ em bị khuyết tật đã bị từ chối, có được một chỗ trong các trường học chính mạch, với nhiều người nghĩ đến việc tách riêng các em, hay trong ‘những trường đặc biệt’.
“Có những lợi thế về mặt xã hội, tâm lý và kiến thức cho các trẻ bị khuyết tật, được hoà nhập trong các lớp học chính mạch và các thuận lợi đó không chỉ riêg cho chúng, mà cả cho những người hướng dẫn không bị khuyết tật nữa”, David Armstrong.
Ông David Armstrong là một nhà nghiên cứu về Giáo dục Hoà nhập, thuộc đại học RMIT tại Melbourne.
Ông cho đài SBS biết rằng, việc đó sẽ đặt các bậc cha mẹ vào một tình thế phức tạp.
“Hầu hết các thầy cô giáo, mọi người làm việc trong ngành giáo dục đều có thiện chí và muốn gắn kết trong công việc".
"Điều quan trọng nhất về việc làm thế nào để chuyện đó xảy ra, mang tính chất khó khăn hơn và đây là nơi các giáo chức và trường học, cần được sự hỗ trợ của chúng ta".
"Họ cần được hỗ trợ từ phụ huynh học sinh, từ các nhà lãnh đạo trường học, từ những người hoạt động trong ngành nầy. Hệ thống giáo dục ở cấp tiểu bang và liên bang và chúng ta cũng cần các thông điệp từ các chính trị gia, những thông điệp tích cực về việc gắn kết”, David Armstrong.
Nghiệp đoàn Giáo dục Úc châu ủng hộ công việc của các trường đặc biệt, thế nhưng Chủ tịch của tổ chức nầy là bà Correna Haythorpe vạch ra rằng, những cắt giảm trong việc tài trợ cũng đặt một áp lực lớn lao lên các tài nguyên thuộc các trường học chính mạch, vốn có thể ảnh hưởng đến quyết định của các bậc cha mẹ.
“Chúng ta có nhiều trường đặc biệt rất đáng tin cậy, trên khắp nước và cũng hoạt động rất tích cực đẩ chăm sóc cho các học sinh khuyết tật, thế nhưng chúng ta cũng có các học sinh khuyết tật tại các trường chính mạch và tôi nghĩ, đó là một quyết định của các bậc cha mẹ, dựa trên nhu cầu của con trẻ về việc họ muốn con trẻ theo học trường nào".
"Khi trường học không có đủ tài nguyên, việc nầy sẽ tạo ra hết sức khó khăn trong việc cung cấp các trang bị vật chất, hay các nhân viên giảng dạy cần chăm sóc cho việc học của trẻ, và chúng tôi không tin rằng đó lả một tình trạng tích cực ở đây”, Correna Haythorpe.
Phát ngôn nhân của Bộ Giáo dục liên bang nói rằng, tính trung bình việc tài trợ cho một học sinh khuyết tật sẽ gia tăng 4,8 phần trăm, từ năm 2018 cho đến năm 2029.
Theo kiểu mẫu hiện tại, các giáo chức sử dụng các phản đoán chuyên nghiệp của mình qua các bằng chứng, để quyết định xem mức độ tài trợ, hầu cung cấp việc tài trợ cho các học sinh khuyết tật.
Thế nhưng bà Kathy Cologon, một nhà nghiên cứu về việc giáo dục hội nhập tại đại học Macquarie ở Sydney nói rằng, trong khi có một chọn lựa để từ chối các học sinh trên căn bản khuyết tật, thì một kiểu mẫu thực sự của việc giáo dục kết hợp sẽ trở nên khó khăn để đạt được.
“Tất cả chúng ta đều muốn các đứa trẻ vui vẻ, cũng như mong muốn rằng chúng có thể học hỏi, được an toàn và phát triển".
"Nếu bạn biết rằng, trong môi trường giáo dục với sự lựa chọn của bạn, con bạn thực sự không được chào đón và không có cơ hội tham gia để đóng góp của chúng được công nhận, thì lựa chọn của cha mẹ sẽ bị lấy đi, bạn không thực sự có lựa chọn đó nữa".
"Giáo dục hòa nhập chỉ là một phần nhỏ trong xã hội và nếu chúng ta muốn có một xã hội hòa nhập, nơi mỗi người có thể có những cơ hội thực sự trong suốt cuộc đời của họ, nơi một người thậm chí có thể đóng góp mà họ phải cung cấp, và sau đó một lần nữa để đóng góp đó được công nhận, sau đó chúng ta cần thay đổi thái độ”, Kathy Cologon.
Bài học đó có thể bắt đầu vào lúc tuổi trẻ, trong một khuôn mẫu giáo dục kết hợp, cũng theo ông Armstrong.
“Có những lợi thế về mặt xã hội, tâm lý và kiến thức cho các trẻ bị khuyết tật, được hoà nhập trong các lớp học chính mạch và các thuận lợi đó không chỉ riêg cho chúng, mà cả cho những người hướng dẫn không bị khuyết tật nữa”, David Armstrong.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại