Tổng trưởng Quốc tịch và Đa văn hóa Alan Tudge cho biết dữ liệu cho thấy các nhóm công dân Úc sinh ra ở nước ngoài có khuynh hướng thiếu kỹ năng tiếng Anh là một vấn đề cần quan tâm vì trình độ tiếng Anh ảnh hưởng đến triển vọng việc làm.
Nhưng các nhà lãnh đạo của các dịch vụ hỗ trợ khác nhau nói rằng đó là một quá trình tự nhiên và không phải là điều để quá bận tâm.
Mohammad Al-Khafaji sinh ra ở Iraq hiện là giám đốc điều hành của tổ chức phi lợi nhuận Chào mừng đến Úc, ông di cư đến Úc cùng gia đình từ Syria khi mới 13 tuổi.
Khi đến Úc thì gia đình anh ở Adelaide, và anh nói những người trong cộng đồng mới của anh đã hòa nhập khá dễ dàng
"Khi chúng tôi đến Úc vào năm 2003, chúng tôi rất ngạc nhiên với cách chào đón của người địa phương với cộng đồng chúng tôi. Và tôi nghĩ đó là điều rất là quan trọng trong quá trình định cư của chúng tôi. Khi chúng tôi đến Úc, mọi người đều muốn giúp đỡ. Mọi người đều nhận ra những khó khăn của chúng tôi - những người mới đến, và người Úc đã giang tay ra giúp chúng tôi và làm cho chúng tôi cảm thấy mình được chào đón. Điều đó rất quan trọng, nhất là đối với những gia đình mới tới. "
Ông Al-Khafaji nói tổ chức Welcome to Australia - Chào mừng bạn đến Úc nhằm tạo ra một xã hội hòa nhập hơn cho mọi người thuộc mọi nền văn hóa khác nhau.
Và ông cũng nói thêm rằng theo lẽ tự nhiên là những người di dân có khuynh hướng tìm về với nhau.
"Tất nhiên là khi một ai đó đến một nơi mới, khi mà họ phải đi cả nửa vòng trái đất để đến một nơi khác sống thì lẽ tự nhiên họ muốn ổn định. Và khi họ họ cảm thấy được chào đón, cảm thấy mình là một phần của cộng đồng và cảm thấy được công nhận tại nơi đó, thì nó có ý nghĩa quan trọng đối với họ nhường nào, và đó là điều mà tôi muốn nói. Có thể một trung tâm sinh hoạt cộng đồng hay trung tâm tôn giáo là nơi tạo sự nâng đỡ để người ta tìm đến. Và đó là lý do tại sao, đôi khi, chúng ta thấy một số người di dân gắn bó với nhau từ việc sinh hoạt tại những nơi này. "
Alan Tudge nói rằng sự thiếu hội nhập là một vấn đề lớn hơn trong các cộng đồng di cư.
Ông Tudge đã nói với Sky News rằng số liệu từ báo cáo Kết nối Xã hội hàng năm của Quỹ Scanlon cho thấy nhiều di dân đang tự cô lập mình khỏi các cộng đồng tại chổ là những người không phải di dân .
"Vấn đề chính đang nổi lên, và số liệu cho thấy điều này, là chúng ta đang có nhiều nhóm dân sinh ra ở người nước ngoài co cụm lại với nhau từng nhóm nhỏ, thường là họ ít được nhìn thấy do bởi khả năng tiếng Anh kém khiến họ không giao thiệp nhiều với bên ngoài. Và điều đó càng làm cho họ khó khăn hơn. Chúng tôi muốn duy trì mô hình đa văn hóa thành công của riêng nước Úc chúng ta, điều chúng tôi không muốn thấy là các cộng đồng co cụm xuất hiện, giống như đôi khi chúng ta thấy ở châu Âu. Điều chúng tôi muốn thấy là những cộng đồng ở cạnh nhau giao thiệp với nhau thay vì tách rời. "
Tuy nhiên, giám đốc điều hành của Hội đồng định cư Úc, Nick Tebbey nói rằng Úc có mô hình di cư thành công và không cần thay đổi.
"Chúng tôi có thể chỉ ra một số ví dụ về sự thành công rất thuyết phục đã đạt được ở Úc cho thấy chúng ta khác xa với các quốc gia khác. Vì vậy, tôi hiểu rằng Tổng trưởng lo ngại khi có một số vấn đề di dân ở Châu Âu và những nơi khác trở thành một nỗi lo cho quốc gia sở tại, nhưng tôi nghĩ, thực tế, ở Úc, đó không phải là vấn đề lớn. Bởi vì di dân ở Úc luôn có một sự mong muốn nhanh chónh định cư, ổn định cuộc sống. Mong muốn này rât mạnh mẽ để có thể có vấn đề về chuyện tách rời cộng đồng."
Với Ông Tổng trưởng Quốc tịch và Đa Văn hóa Tudge thì ông vẫn thấy rằng khả năng năng tiếng Anh hạn chế đang ngăn cản di dân mới tìm kiếm việc làm.
Ông nói rằng báo cáo cho thấy đây là một vấn đề đặc biệt đối với những người đến qua các chương trình nhân đạo.
"Chỉ 17% lượng người đến theo diện nhân đạo được tuyển dụng sau 18 tháng đến Úc, đó là một tình huống vô vọng, và tất cả chúng ta phải chịu trách nhiệm về điều đó. Tôi không phân biệt trách nhiệm ở đây cho bất cứ ai. Nhưng đó không phải là một điều hay. Điều hay là một người, khi họ đến đây vào ngày 1 và họ đi làm vào ngày 2, thay vì đi đến vào ngày 1 và đến Centrelink vào ngày 2. Đó là những gì tôi muốn nói."
Diane van den Broek của Trường Đại Học Thương Mại Sydney -University of Sydney Business School nói rằng hầu hết những người di dân, kể cả những người tị nạn và những người tầm trú, đang tích cực tìm kiếm việc làm.
"Mọi người di cư đến Úc muốn xây dựng một cuộc sống, và một phần trong số đó là việc làm.Đó là những gì họ mong muốn và tìm kiếm. Toàn bộ ý kiến cho rằng ai đó sẽ đến Úc chỉ để nói dối và ăn tiền thất nghiệp để đi làm dole nhặc rác là không đúng. Ý tôi là, nếu bạn nhìn vào những người tị nạn và nhìn vào các loại hình kinh doanh mà rất nhiều người tị nạn làm, thì đó là một điều nổi trội. Các công việc kinh doanh của di dân mà theo tôi thậm chí còn thành công nhanh chóng hơn người của một số người dân địa phương sống lâu tại đây, người đi dân cố gắng hết sức để bắt đầu một cuộc sống mới, và một phần trong trong sự cố gắng đó là tìm được việc làm. "
Nick Tebbey, từ Hội đồng định cư Úc, cho biết di dân mới cần hỗ trợ phúc lợi ban đầu để ổn định cuộc sống còn bở ngỡ tại Úc.
"Đó là ở chúng ta, để hỗ trợ họ và bảo đảm rằng họ có thời gian cần thiết để điều chỉnh cuộc sống tại nơi ở mới trong một thế giới mới. Và chắc chắn, một phần trong đó là kiếm được việc làm. Và tôi có thể nói rằng mỗi người tị nạn mà tôi đã từng gặp gỡ nói chuyện qua chương trình định cư, thì thấy rằng việc có được một công ăn chuyện làm là điều vô cùng quan trọng đối với họ. Họ không đến đây vì họ muốn sống dựa lâu dài vào phúc lợi, dù là họ cần một mức hỗ trợ của chính phủ trong khi họ có thể đứng trên đôi chân của mình. "
Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại