Chính phủ sẽ thay đổi luật để giữ di dân tay nghề ở lại vùng quê lâu hơn

Barat Ali Batoor work for 'Heartlands' focuses on the culturally rich lives of Burmese Karen refugees living in Werribee and at Nhill, in western Victoria. (Supplied)

Barat Ali Batoor work for 'Heartlands' focuses on the culturally rich lives of Burmese Karen refugees living in Werribee and at Nhill, in western Victoria. Source: Supplied

Chính phủ Liên bang dự định thay đổi loại visa tay nghề cho vùng quê bởi vì nhiều di dân một khi đã hội đủ điều kiện thường trú lại bỏ về các thành phố lớn.


Úc có một số loại visa dành cho những người muốn đến làm việc ở vùng tỉnh, trong đó có visa 887 (visa tay nghề vùng tỉnh) và 187 (visa chủ nhân bảo lãnh vùng tỉnh).

Các công ty ở tỉnh có thể bảo lãnh di dân có tay nghề bằng hai loại visa này để có thêm nhân lực giúp cho kinh tế vùng được tăng trưởng và cũng là để thêm dân số cho vùng quê.

Nhưng theo luật một khi họ đã có thường trú thì không còn bắt buộc người ta phải ở lại nữa, nếu họ muốn về thành phố.

Bộ trưởng Đa văn hóa và Quốc Tịch Alan Tudge cho biết một số di dân đã không ở lại vùng nông thôn lâu.

"Họ có thể bảo lãnh di dân về vùng quê nhưng có những người ngay khi vừa được thường trú là thôi việc ngay và dọn về các thành phố lớn."

"Làm như vậy là đi ngược lại mục đích ban đầu của chúng tôi cho nên chúng tôi đang xem xét lại vì quyền lợi phát triển của vùng quê, để làm sao kinh tế vùng quê phát triển và có thêm dân số, đồng thời giảm bớt áp lực cho các thành phố lớn."
Ông Tudge cho biết chính phủ đang tính đến một số thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế khi áp dụng loại visa này.

"Nếu như họ đến Úc trên căn bản làm việc ở vùng quê tôi không nghĩ là đòi hỏi thái quá là họ phải lưu lại đó trong một thời gian nhất định."

"Đương nhiên một khi bạn có thường trú và vô quốc tịch, bạn có thể di chuyển đến bất kỳ đâu bạn muốn. Đó là quyền lợi của một công dân Úc."

"Nhưng nếu bạn được một công ty ở vùng quê thuê mướn, chúng tôi muốn bạn ở lại để giúp nơi đó phát triển và giảm bớt gánh nặng cho các thành phố lớn."

Lãnh đạo đối lập ông Bill Shorten cho biết Đảng Lao Động cũng khuyến khích di dân định cư ở vùng quê, nơi lúc nào cũng mở rộng vòng tay đón tiếp họ.

"Tôi nghĩ các cộng đồng vùng quê rất sẳn sàng đón nhận di dân đến các thị trấn của họ. Tôi nghĩ trong các thành phố lớn của chúng ta có nhiều sức ép về hạ tầng cơ sở."

"Người ta muốn thấy có kế hoạch tốt hơn để giải quyết tình trạng này, và rõ ràng là tại rất nhiều vùng quê đã và đang có những câu chuyện thành công của di dân lập nghiệp và đem đến những thay đổi tích cực cho những nơi đó."

Năm ngoái trong số gần 190 ngàn di dân được cho định cư tại Úc, chỉ có 7 ngàn người về vùng quê.

Hiện đang có Tổ chức Người Úc Nông Thôn Vì Người Tị Nạn, là một phần của Sáng kiến Bảo trợ Người Tị nạn bao gồm sáu nhóm vận động cho người tị nạn, đang kêu gọi chính phủ Úc tăng lượng người tị nạn nhập vào.

Bà Margaret Rasa chủ tịch của tổ chức này tin rằng đưa nhiều người tị nạn hơn vào các vùng nông thôn sẽ là một thắng lợi cho các thị trấn và cho những nơi có nhu cầu gia tăng dân số.

"Điểm mấu chốt là sẽ có nhiều người hơn, Úc có thể làm được nhiều hơn trong đáp ứng nhân đạo này, và chúng tôi muốn thấy rằng, khi nó làm nhiều hơn, thì những người này có thêm cơ hội đến nông thôn và các cộng đồng có thêm cơ hội hưởng lợi từ họ sau đó. "

Các nhóm ủng hộ muốn chính phủ nhận thêm 5.000 người, trên tổng số 1.000 chỗ như hiện nay trong chương trình tái định cư.

Với sự lụn tàn dần ở các thị trấn vùng quê như đã thấy ở Victoria, New South Wales và Queensland, thì việc người tị nạn đến có thể làm sống lại cộng đồng cả về mặt kinh tế và xã hội.

Nhà nghiên cứu Jock Collins từ Đại học Công nghệ của Sydney đã tìm hiểu xu hướng di cư của Úc trong bốn thập niên qua. Ông nói rằng người tị nạn có thể giúp làm chậm sự suy giảm dân số và thiếu hụt kỹ năng ở các thị trấn hẻo lánh.

"Rất nhiều thị trấn nông thôn đang giơ tay lên và nói rằng chúng tôi muốn có một số người tị nạn. Và thực tế là họ đã không thể nhận được số người tỵ nạn mà họ muốn và họ cần."

"Vì vậy, thực sự có nhu cầu rất lớn và, nó vẫn chưa được đáp ứng. Cần có một sự chào đón ấm áp đối với người tị nạn nhập cư ở khu vực và nông thôn Úc, khi họ gặp những người hàng xóm của họ, họ cảm thấy rất ấm áp và rất hoan nghênh."

"Vì vậy một lần nữa nghiên cứu cho thấy rằng, thay vì khu vực và nông thôn Úc bị coi là thô kệch và kỳ thị và không phải là một nơi tốt cho di dân hoặc người tị nạn, thì thực tế nó ngược lại."

Giáo sư Collins nói rằng các chính sách chính phủ khuyến khích di dân đến các vùng nông thôn đang giúp xu hướng này phát triển.

Có rất nhiều ví dụ trên khắp các tiểu bang của Úc được phát triển nhờ di dân. Ví dụ như ở Katanning ở Tây Úc, Griffith ở New South Wales, là những vùng làm rượu vang truyền thống rât phát triển của người Úc gốc Ý.

Tại những nơi như Coffs Harbour, là khu vực của người Ấn đã phát triển những trang trại chuối và sau đó chuyển sang trồng blueberry.

Nhill ở phía Tây Victoria cũng là một câu chuyện thành công như vậy, kể từ khi 160 người tị nạn từ Myanmar định cư ở đó và làm việc cho nhà máy sản xuất vịt, Luv-a-Duck.

Họ đã góp phần đem về hơn 40 triệu đô la cho nền kinh tế của địa phương.




Share